Trong thời kỳ mang thai, việc mẹ bầu duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất để tạo điều kiện cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, việc thiếu hụt dinh dưỡng cũng gây tác động đến sức khỏe của mẹ bầu. Vì thế, nên lựa chọn thực phẩm tốt cho bà bầu là điều cần thiết mà bạn nên tìm hiểu kỹ. Trong bài viết sau, Hoàn Mỹ sẽ giúp bạn bật mí bà bầu nên ăn gì cũng như những loại thực phẩm tốt cho mẹ và bé.
Bà bầu nên ăn thực phẩm nào mỗi ngày?
Để đảm bảo sự đa dạng trong chế độ ăn uống, bà bầu nên bao gồm một lượng đủ các nhóm thực phẩm hàng ngày. Điều này đảm bảo thai nhi nhận được đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Để đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ, hãy tăng cường bổ sung trái cây và rau củ, đặc biệt là các loại rau xanh. Đồng thời, đảm bảo tiêu thụ đủ protein như cá hồi và sữa ít chất béo.
Bạn có thể sử dụng thực phẩm bổ sung bao gồm các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây khô, sữa đậu nành không đường. Hơn thế nữa, mẹ bầu cần nhớ uống đủ nước để duy trì sức khỏe tốt.
Xem thêm: Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Trong 3 tháng cuối (Tam cá nguyệt thứ ba)
Giai đoạn cuối cùng trong quá trình thai kỳ là một bước tiến đáng kể trong việc tăng cân của thai nhi. Để đảm bảo sự phát triển cân nặng tốt cho thai nhi, mẹ bầu cần tăng lượng calo tiêu thụ khoảng 400 kcal/ngày. Bên cạnh đó, việc bổ sung vitamin C trở nên quan trọng, bởi chúng giúp tăng khả năng hấp thụ sắt và canxi trong cơ thể, đồng thời giảm nguy cơ vỡ ối và sinh non.
Hơn nữa, trong những tháng cuối, do sự thay đổi của hormone cùng với sự phát triển của thai nhi sẽ tạo áp lực lên vùng chậu và bàng quang, mẹ bầu thường gặp vấn đề về táo bón và đầy bụng. Để tránh tình trạng này, chế độ ăn uống cho bà bầu nên được bổ sung chất xơ và hạn chế thực phẩm khó tiêu hóa.
Trong 3 tháng giữa (Tam cá nguyệt thứ hai)
Vào giai đoạn giữa thai kỳ thì bà bầu nên ăn gì? Đa phần lúc này phụ nữ mang thai đã vượt qua giai đoạn ốm nghén và không còn phải đối mặt với cảm giác khó chịu, giúp việc ăn uống trở nên dễ dàng hơn.
Đối với thai nhi, lúc này hệ xương đang phát triển mạnh mẽ, não bộ và các cơ quan khác cũng đang hoàn thiện chức năng nên mẹ cần bổ sung thực phẩm giàu kẽm với liều lượng 20mg/ngày. Ngoài ra, theo khuyến nghị, trong 3 tháng giữa của thai kỳ, mẹ bầu chỉ cần tăng lượng calo tiêu thụ lên khoảng 300 – 400 kcal/ngày.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng
Vậy mẹ bầu nên ăn gì theo từng giai đoạn thai kỳ để cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển? Dưới đây là những thông tin chi tiết về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ bầu tham khảo:
Hướng dẫn bổ sung dinh dưỡng đúng cách cho bà bầu
Để việc bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng cho mẹ bầu đúng cách, cần tuân thủ theo các hướng dẫn sau đây.
Các thực phẩm bà bầu nên hạn chế và tránh ăn trong thai kỳ
Bên cạnh việc tìm hiểu bà bầu nên ăn gì thì bố mẹ cũng nên quan tâm đến những thực phẩm cần hạn chế tiêu thụ, điển hình như:
Hy vọng bài viết phía trên đã giúp bạn giải đáp phần nào bà bầu nên ăn gì và tránh ăn gì để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp thai kỳ. Để cập nhật thêm các kiến thức y học thường thức khác, mời bạn truy cập Tin tức y tế. Liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại Hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
Trong thai kỳ, phụ nữ mang thai cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Vậy bà bầu nên ăn gì? Bài viết này sẽ gợi ý cho các mẹ bầu các loại thực phẩm bổ dưỡng cần bổ sung trong giai đoạn thai kỳ và những lưu ý cần tránh khi mang thai.
Bông cải xanh và rau lá màu xanh đậm
Rau xanh cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể như A, B, C, D, canxi, sắt, folate và chất xơ. Thực phẩm này thường được sử dụng trong chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai trong giai đoạn 3 tháng đầu, đem lại lợi ích dinh dưỡng quan trọng. Ngoài ra, mẹ bầu có thể tận dụng rau xanh kết hợp với thịt heo, thịt bò hoặc thưởng thức món này với hương vị thơm ngon và đa dạng.
Đây là một loại trái cây dinh dưỡng, giàu chất béo không bão hòa đơn, chất xơ, vitamin B, C, E, K và nhiều khoáng chất quan trọng như Kali, Lutein, Folate,… Những chất này cần thiết cho quá trình mang thai, giúp ích trong việc hình thành da, não, các mô của thai nhi và phòng ngừa chuột rút trong thai kỳ. Hơn nữa, nhiều bà bầu đã chia sẻ rằng trái bơ giúp giảm tình trạng ốm nghén hiệu quả.
Các loại quả mọng phổ biến như dâu tây, việt quất, cherry,… chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là omega-3. Các dưỡng chất trong quả mọng giúp kích thích tín hiệu thần kinh não, đồng thời phòng ngừa quá trình oxy hóa, giúp bảo vệ khả năng ghi nhớ và tình trạng tăng cường trí nhớ trong và sau khi mang thai.
Bà bầu nên ăn gì thích hợp? Cam, quýt và các loại trái cây có múi như bưởi, chanh đều là nguồn cung cấp chất vitamin C phong phú cho cơ thể mẹ bầu. Loạt vitamin này đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức kháng và hỗ trợ hệ thống miễn dịch, từ đó giúp phòng ngừa Cảm cúm và các bệnh nguy hiểm khác. Không chỉ vậy, chúng còn góp phần cải thiện khả năng hấp thụ sắt và hạn chế nguy cơ phát triển dị tật cho thai nhi.
TOP 10+ thực phẩm tốt cho bà bầu và thai nhi
Chọn thực phẩm nào cho bà bầu hay bà bầu nên ăn gì là những thắc mắc phổ biến nhất trong giai đoạn mang thai. Dưới đây là một số thực phẩm tốt, dinh dưỡng cho mẹ và bé:
Sữa là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể, đặc biệt là protein và canxi. Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển hệ xương và răng cho thai nhi. Protein có trong sữa giúp thúc đẩy phát triển cơ bắp của em bé. Cả 2 chất này cũng có vai trò quan trọng trong việc phát triển não bộ của thai nhi ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ.
Ngoài ra, sữa chua, đặc biệt là sữa chua kiểu Hy Lạp, cũng mang đến nhiều lợi ích quan trọng cho phụ nữ mang thai. Đặc điểm nổi bật của sữa chua kiểu Hy Lạp là hàm lượng canxi vượt trội so với các sản phẩm sữa khác, giúp tăng cường sự phát triển của hệ xương cho thai nhi. Sữa chua còn chứa các men vi sinh quan trọng, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các biến chứng như tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ hay Dị ứng trong quá trình mang thai.
Trứng có nguồn dưỡng chất phong phú, bao gồm sắt, vitamin D, canxi,… nên rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và bảo vệ sức khỏe của người mẹ mang thai. Mẹ bầu có thể thưởng thức các món ăn từ trứng như trứng rán lá ngải, thịt kho trứng, trứng luộc,…
Cá hồi là một nguồn dinh dưỡng vô cùng phong phú, chứa omega-3, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất,… có vai trò quan trọng trong việc phát triển não bộ và trí tuệ của thai nhi. Vì thế, mẹ bầu có thể khéo léo chế biến các món ăn từ cá hồi như cháo cá hồi, cá hồi áp chảo,…
Dầu gan cá thường được sản xuất từ gan của cá tuyết, chứa chất béo omega-3 EPA và DHA, cần thiết cho sự phát triển trí não và mắt của thai nhi. Thêm vào đó, dầu cá cũng chứa lượng lớn vitamin D.
Một lượng dầu cá thích hợp (15ml) sẽ cung cấp cho cơ thể thai phụ nhiều hơn lượng omega-3, vitamin D và vitamin A được đề xuất hàng ngày. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên tiêu thụ quá mức này mỗi ngày.
Thịt nạc là một nguồn thực phẩm phổ biến và có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng và dinh dưỡng. Với hàm lượng dinh dưỡng của đạm (protein) với khoảng 20g protein trong mỗi 100g thịt nạc, việc bổ sung đạm thường xuyên từ thịt nạc trong suốt thai kỳ giúp đảm bảo sự phát triển của thai nhi.
Khoai lang là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C, nhóm vitamin B và đặc biệt là Beta caroten – một dạng tiền vitamin A, giúp tăng khả năng hấp thu sắt và phòng ngừa tình trạng Thiếu máu trong thời kỳ mang thai.
Các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu trắng và các loại khác,… có thể được nấu thành các món cháo, chè, hầm gà, hầm bò. Đậu cũng chứa nhiều chất sắc, chất xơ, kẽm, folic,… rất tốt cho thai nhi và người mẹ hoặc có thể giúp xử lý vấn đề táo bón khi mang thai.
Ngũ cốc là một phần quan trọng của chế độ dinh dưỡng mang thai, bởi chúng cung cấp ít chất béo, lượng calo thấp nhưng vẫn đảm bảo cung cấp năng lượng cho cả mẹ và thai nhi. Đồng thời, các loại ngũ cốc dễ tiêu hóa và thích hợp làm món ăn vặt, giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ tiểu đường thai kỳ, phòng ngừa bệnh đột quỵ và rối loạn tim mạch.