Theo các quan điểm thần học và quan điểm tư sản thì Pháp luật không có thuộc tính riêng. Bản chất Pháp luật của quan điểm thần học gắn liền với bản chất của Người nắm quyền (người đại diện đấng siêu nhiên). Pháp luật của quan điểm tư sản là thể hiện ý chí của tất cả mọi người trong xã hội, do đó không mang tính giai cấp. Trái với các quan điểm trên, quan điểm học thuyết Mác – Lênin cho rằng bản chất Pháp luật mang thuộc tính giai cấp và thuộc tính xã hội.

Tính xã hội của pháp luật:

Pháp luật do nhà nước, đại diện chính thức của toàn xã hội ban hành nên nó còn mang tính chất xã hội. Nghĩa là, ở mức độ ít hay nhiều (tùy thuộc vào hoàn cảnh trong mỗi giai đoạn cụ thể), pháp luật còn thể hiện ý chí và lợi ích của các giai tầng khác trong xã hội. Ví dụ: Pháp luật tư sản Ơ giai đoạn đầu, sau khi cách mạng tư sản thắng lợi, bên cạnh việc thể hiện ý chí của giai cấp tư sản còn thể hiện nguyện vọng dân chủ và lợi ích của nhiều tầng lớp khác trong xã hội. Trong quá trình phát triển tiếp theo, tùy theo tình hình cụ thể, giai cấp tư sản đã điều chỉnh mức độ thể hiện đó theo ý chí của mình để pháp luật có thể “thích ứng” với điều kiện và bối cảnh xã hội cụ thể. Đối với pháp luật xã hội chủ nghĩa cũng vậy, bên cạnh việc pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi thời kỳ (mỗi giai đoạn nhất định của quá trình phát triển), cũng phải tính đến ý chí và lợi ích của các tầng lớp khác.

Như vậy, pháp luật là một hiện tượng vừa mang tính giai cấp lại vừa thể hiện tính xã hội. Hai thuộc tính này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Xét theo quan điểm hệ thống, không có pháp luật chỉ thể hiện duy nhất tính giai cấp; ngược lại, cũng không có pháp luật chỉ thể hiện tính xã hội.

Tuy nhiên mức độ đậm, nhạt của hai tính chất đó của pháp luật rất khác nhau và thường hay biến đổi tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, đạo đức, quan điểm, đường lối và các trào lưu chính trị xã hội trong mỗi nước, ở một thời kỳ lịch sử nhất định.

Từ sự phân tích trên có thể định nghĩa pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể.hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tô điều chỉnh các quan hệ xã hội. Để giải thích rõ bản chất của pháp luật còn cần thiết phải phân tích các mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị. đạo đức và nhà nước.

Phân tích thuộc tính của pháp luật:

Là những đặc trưng cơ bản của Pháp luật, nếu Pháp luật không có những đặc tính này Pháp luật có tồn tại trong xã hội cũng không ý nghĩa. Pháp luật có những đặc tính sau:

Trong xã hội cách hành xử của mỗi người trong cùng một quan hệ có thể khác nhau do vậy nhằm hướng hành vi của mọi người theo cách xử sự chung phù hợp với lợi ích Nhà nước và xã hội, Nhà nước đã đặt ra Pháp luật vì tính quy phạm Pháp luật là nhằm chỉ ra cách xử sự mà mọi người phải theo trong trường hợp hay tình huống nhất định. Ngoài Pháp luật các quy phạm khác trong xã hội như quy tắc đạo đức, luân lý, tôn giáo… cũng có tính quy phạm nhưng khác với các quy phạm xã hội, tính quy phạm của Pháp luật mang tính phổ biến rộng khắp đến tất cả các thành viên trong xã hội.

Là những đặc trưng cơ bản của Pháp luật, nếu Pháp luật không có những đặc tính này Pháp luật có tồn tại trong xã hội cũng không ý nghĩa. Pháp luật có những đặc tính sau:

Trong xã hội cách hành xử của mỗi người trong cùng một quan hệ có thể khác nhau do vậy nhằm hướng hành vi của mọi người theo cách xử sự chung phù hợp với lợi ích Nhà nước và xã hội, Nhà nước đã đặt ra Pháp luật vì tính quy phạm Pháp luật là nhằm chỉ ra cách xử sự mà mọi người phải theo trong trường hợp hay tình huống nhất định. Ngoài Pháp luật các quy phạm khác trong xã hội như quy tắc đạo đức, luân lý, tôn giáo… cũng có tính quy phạm nhưng khác với các quy phạm xã hội, tính quy phạm của Pháp luật mang tính phổ biến rộng khắp đến tất cả các thành viên trong xã hội.

Đây là một thuộc tính thể hiện bản chất của Pháp luật, nếu Pháp luật không có tính cưỡng chế thì dù Pháp luật có tồn tại hay không vẫn không có ý nghĩa vì trong xã hội luôn có những người không nghiêm chỉnh tuân thủ Pháp luật mà còn tìm cách chống lại các quy định của Pháp luật, do vậy những quy tắc xử sự đặt ra trong luật bắt buộc mọi người phải thực hiện và nó được đảm bảo bằng các hình thức chế tài của Nhà nước.

Tính chất này ở Pháp luật thể hiện khi Pháp luật đặt ra những quy tắc xử sự cho một trường hợp, hoàn cảnh nhất định mà bất kỳ ai rơi vào những trường hợp, hoàn cảnh đó đều phải áp dụng những quy tắc mà Pháp luật đã đặt ra, mọi người đều bình đẳng như nhau, đều chịu sự tác động của Pháp luật.

Pháp luật bao gồm nhiều quy định khác nhau nhưng tất cả đều được sắp xếp theo một trật tự, thứ bậc, thống nhất với nhau trong một hệ thống. Chính nhờ tính chất này mà Pháp luật được áp dụng dễ dàng và hiệu quả hơn trong đời sống xã hội.

Pháp luật có vai trò giúp ổn định xã hội, do đó nếu Pháp luật luôn thay đổi sẽ đánh mất lòng tin của mọi người đối với Pháp luật. Mặt khác Pháp luật luôn được đòi hỏi phải phù hợp với sự phát triển kinh tế nên khi các quan hệ kinh tế xã hội thay đổi phát triển thì Pháp luật phải thay đổi theo nếu không Pháp luật sẽ trở thành yếu tố cản trở sự phát triển xã hội, nên tính ổn định của Pháp luật là tính ổn định tương đối.

Virus được coi là những ký sinh trùng siêu nhỏ, chúng nhỏ hơn rất nhiều so với vi khuẩn. Phần lớn các bệnh gây ra do virus phát triển lây lan. Vậy virus là gì? chúng hình thành như thế nào? Nguồn gốc ra sao? Cùng VMinTech giải quyết tất cả những thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, virus là một loại ký sinh trùng nhỏ không thể tự sản sinh. Khi virus lây nhiễm vào đến tế nào nhạy cảm, nó có khả năng điều khiển bộ máy tế bào để sản sinh ra nhiều virus hơn. Theo đó, hầu hết các loại virus đều có RNA và DNA, đây chính là vật liệu di truyền của chúng. Trong đó, Acid nucleic có thể là chuỗi đơn hoặc chuỗi kép. Những virus truyền nhiễm thì được gọi là virion, gồm acid nucleic và vỏ ngoài của protein.

Virus là một loại ký sinh trùng nhỏ không thể tự sản sinh

Virus hoàn toàn phụ thuộc vào vật chủ ký sinh, bởi vậy nên chúng được coi là loài sinh vật duy nhất không thể sinh sản mà không có tế bào vật chủ. Sau khi kết nối được với tế bào vật chủ thì chúng sẽ chèn vật liệu di truyền vào vật chủ và điều khiển, kiểm soát luôn chức năng của vật chủ đó.

Sau đó, nó sẽ lây nhiễm vào tế bào và tiếp tục sản sinh, lúc này virus có vẻ sẽ hoạt động năng suất hơn. Do ở giai đoạn này chúng tạo ra nhiều protein và vật liệu di truyền hơn thay vì các sản phẩm tế bào thông thường. Thông thường, với các loại virus đơn giản nhất chỉ cần chứa đủ RNA hoặc DNA để mã hóa được bốn protein, còn với các virus phức tạp, có thể mã hoá khoảng từ 100 – 200 protein.

Năm 1892 loại virus đầu tiên được phát hiện bởi Ivanopxki. Và cho đến năm 1940, khi nền y học đã có những bước phát triển mới thì con người đã quan sát được hình thể của loại virus này qua kính hiển vi điện tử. Sau đó, đã có rất nhiều loại virus được phát hiện, chúng có kích thước và hình dạng nhất định và không thay đổi suốt quá trình phát triển. Bởi vậy mà các nhà khoa học đã lấy các đặc điểm này để phân loại virus.

Virus được phân loại theo hình dạng, kích thước