Doanh nghiệp bạn có hàng hóa xuất khẩu được hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) nhưng chưa chắc chắn đơn vị có đủ điều kiện hoặc lo lắng không biết phải chuẩn bị hồ sơ những gì để được hoàn thuế GTGT. Hiểu điều đó, kỳ này IACHN viết bài chi sẻ chi tiết cách tính tỷ lệ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu.

Cách tính tỷ lệ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu

Để dễ hình dung, mời bạn đọc theo dõi Ví dụ sau:

Công ty A kê khai thuế theo tháng vừa xuất khẩu mặt hàng X và có bán hàng hóa trong nước; công ty đã hoàn thuế đến thời điểm tháng 05/2022 hiện tại công ty xin hoàn thuế GTGT đến hết T7/2022.

Giá trị VAT còn được khấu trừ tại tờ khai tháng 5 là: 15.310.879 đ.

Doanh thu bán trong nước chịu thuế VAT 10%.

Thuế GTGT đầu vào của hàng xuất khẩu là: (3.456.483.480 / 4.002.899.705)  x  413.121.089  =  339.752.628 đ

Thuế GTGT hàng nội địa phải nộp là: 74.641.623 – ( 413.121.089 – 339.752.628) =  1.273.161đ

Thuế GTGT được hoàn là : 339.752.628 – 1.273.161 =  338.479.467 đ

(Số thuế GTGT được hoàn thỏa mãn lớn hơn 300 triệu và nhỏ hơn 10% Doanh thu hàng xuất khẩu trong kỳ ( 345.648.348 ) )

Quy định thuế suất GTGT vận chuyển hàng hóa

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng có quy định như sau:

“Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau:

– Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này;

– Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này;

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.

– Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

b) Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:

– Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;

– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

– Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

c) Doanh thu để tính thuế GTGT: là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.”

Xem thêm: Một số quy định mới về vận chuyển hàng hóa

Thuế suất thuế GTGT vận chuyển hàng hóa là gì?

Thuế suất thuế GTGT vận chuyển hàng hóa hiểu đơn giản là khoản phí dựa trên tỷ lệ phần trăm được áp dụng cho các lô hàng dựa vào trọng lượng và giá trị của chúng. Phí này có sự chênh lệch tùy thuộc vào loại hàng hóa vận chuyển và điểm đến của chúng. Nó cho phép Chính phủ thu thuế từ các doanh nghiệp và cá nhân vận chuyển hàng hóa vào quốc gia của họ. Số tiền thu được từ các khoản thuế này sẽ đầu tư cho các dịch vụ công cộng như trường học, đường sá, chương trình chăm sóc sức khỏe…

Điều quan trọng là các công ty phải hiểu thuế suất vận chuyển để tính toán chi phí vận chuyển hàng hóa ở từng địa điểm khác nhau.

Ý nghĩa thuế VAT vận chuyển hàng hóa

Thuế vận chuyển hàng hóa là công cụ tài chính được Chính phủ sử dụng để đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như xây dựng cầu đường, trường học… Nó thường được áp dụng cho hàng hóa vận chuyển trên đoạn đường dài, thu phí dưới hình thức thuế nhiên liệu, phí đường bộ. Mục đích của thuế VAT vận chuyển hàng hóa là tăng nguồn tiền cho các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng, giúp cho việc vận chuyển hàng hóa trở nên hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Loại thuế này cũng khuyến khích các công ty vận chuyển hàng hóa của họ bằng đường bộ hoặc đường sắt, vì đánh thuế tùy thuộc vào quãng đường di chuyển. Điều này khuyến khích các doanh nghiệp chuyển từ phương thức vận chuyển truyền thống (tàu, máy bay) sang vận chuyển hàng hóa đường bộ giúp tối ưu chi phí hơn. Những quỹ này có thể được sử dụng để xây dựng đường, cầu mới hoặc các dự án công trình công cộng phục vụ cho người dân trong khu vực.

Xem thêm: Phí bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa là gì?

Các đối tượng hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.

Căn cứ pháp lý: Thông tư Số: 25/2018/TT-BTC ngày 16/03/2018 có hiệu lực ngày 01/05/2018  Sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính).

Theo tiết 4, điều 2 thông tư này quy định cụ thể như sau:

“4. Hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

a) Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài,có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồngt trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.

Cơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nội địa thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.

Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (bao gồm số thuế GTGT đầu vào hạch toán riêng được và số thuế GTGT đầu vào được phân bổ theo tỷ lệ nêu trên) nếu sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Số thuế GTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhân (x) với 10%.

Đối tượng được hoàn thuế trong một số trường hợp xuất khẩu như sau: Đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu, là cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu; đối với gia công chuyển tiếp, là cơ sở ký hợp đồng gia công xuất khẩu với phía nước ngoài; đối với hàng hóa xuất khẩu để thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài, là doanh nghiệp có hàng hóa, vật tư xuất khẩu thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài; đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ là cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu tại chỗ.

b) Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu mà hàng hóa xuất khẩu đó không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan; hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan”

Như vậy, căn cứ vào quy định trên:

Đối tượng được hoàn thuế trong một số trường hợp xuất khẩu cụ thể như sau:

Một số lưu ý; Từ ngày 1/7/2016 đến trước ngày 1/2/2018, cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu. Từ ngày 1/2/2018, cơ sở kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 có hiệu lực ngày 01/02/2018.( sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016). (Có thể tham khảo ở: Công văn số Số: 473/TCT-CS ngày 02/02/2018 của Tổng Cục Thuế)

Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp: