Cô Nguyễn Thị Lê cùng hai con tại Lễ ký cam kết thực hiện Quy tắc ứng xử trong gia đình năm 2019 tại phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
#1 Tuyển dụng – Người phát thanh khéo léo
Từ việc tìm kiếm nhân tài, sắp xếp các buổi phỏng vấn cho đến việc soạn email, gọi điện thông báo đến ứng viên. Mọi quá trình liên quan đến công tác tuyển dụng đều do một tay nhà quản lí nhân sự đảm nhiệm. Sẽ thật tuyệt vời nếu như bạn chính là người mang tin vui đến cho ứng viên, thông báo rằng họ đã vượt qua vòng phỏng vấn và bắt đầu công việc mơ ước. Nhưng không may, không phải lúc nào công việc này cũng thú vị, đặc biệt là khi bạn phải gọi điện từ chối một ứng viên vì họ chưa đạt tiêu chuẩn. Nhiều ứng viên sẽ phản ứng vô cùng gay gắt đến bạn, hãy biết cách bình tĩnh nói chuyện và từ chối họ một cách khéo léo nhất có thể.
#3 Quản lý nhân sự – Bạn thân của muôn nhà
Bí quyết quản lý nhân tài hoàn hảo nhất được một nhà nhân sự cấp cao chia sẻ đó là hãy kết thân với mọi nhân viên trong công ty. Mỗi khi có vấn đề xảy ra liên quan đến lương bổng, bạn có thể trò chuyện với họ dễ dàng hơn như một người bạn thay vì một quản lí nhân sự. Khi bạn đưa ra mức thưởng không thỏa đáng cho một nhân viên sau khi đánh giá năng lực làm việc của họ, bạn sẽ giải thích với họ lý do khiến họ cảm thấy dễ chịu nhất. Và trên phương diện là một người bạn, những nhân viên này sẽ dễ dàng tiếp thu và lắng nghe bạn tốt hơn.
#4 Văn hóa công ty – Người lan tỏa tinh thần
Bên cạnh việc quản lí con người, nhiệm vụ của người làm ngành nhân sự còn xoay quanh yếu tố truyền đạt và lan tỏa văn hóa công ty. Đó là việc tạo nên một môi trường làm việc tuyệt vời và giúp nhân viên làm việc một cách hiệu quả thông qua các hoạt động nội bộ. Thông thường, nếu một nhà nhân sự có đủ sức ảnh hưởng và tầm quan trọng với một tập thể, mọi sự kiện văn hóa/truyền thống của công ty sẽ luôn được ủng hộ cao hơn và nhận được sự tham dự tích cực hơn so với một nhân sự ít có tiếng nói trong công ty.
#2 Bồi thường lao động – Chuyên gia hòa giải
Đôi khi, ở nhiều công ty, việc trả khoản bồi thường lao động thường sẽ không đáp ứng đúng với nguyện vọng mà nhân viên mong muốn. Một người làm nhân sự chuyên nghiệp sẽ phải học cách để giải thích hợp lí về quyết định này của công ty. Nếu quá mềm mỏng, có thể nhân viên sẽ không bao giờ đồng ý với những gì bạn đưa ra! Cách tốt nhất để giải quyết chuyện bồi thường lao động đó là cứng rắn thương lượng với nhân viên ấy một khoản phù hợp nằm trong khung quy chế của công ty.
#5 Thông báo tin tức/sự kiện công ty – Tổng đài giải đáp mọi thắc mắc
Từ việc tổ chức các buổi training, company trip, liên hoan tổng kết cuối năm, cho đến tất tần tật các buổi họp mặt lớn nhỏ, phòng nhân sự luôn là đầu cầu chủ chốt mọi vấn đề. Đó là lí do phòng nhân sự còn được gọi là trung tâm tổ chức sự kiện nội bộ, tổng đài tiếp nhận mọi góp ý và thông tin về các hoạt động công ty. Không những thế, họ còn là trung gian liên lạc giữa lãnh đạo và nhân viên cấp dưới. Người làm trong ngành nhân sự luôn sẵn sàng đón nhận thông tin dù tốt dù xấu và phản hồi lại, hoặc giúp cho người lãnh đạo đưa ra phản hồi hợp lý đến nhân viên của mình. Do vậy, nhà nhân sự luôn là những người đầu tiên phải “chịu trận” khi có xung đột xảy ra giữa nhân viên và chính sách của công ty.
Làm nhân sự “khổ” như thế nhưng cớ sao bao người vẫn muốn lao đầu vào “bể khổ”? Hãy cùng khám phá lí do và những cơ hội hấp dẫn mà nghề nghiệp này mang lại trong kỳ 02 của chuyên mục giải mã ngành nhân sự nhé!
Tìm hiểu ngay những công việc Nhân sự với mức lương cực hấp dẫn tại VietnamWorks.com