Oh Hyun Chul 16 tuổi là đứa con ngoan, bởi mỗi sáng cậu tỉnh dậy lúc 6 giờ và có mặt ở trường lúc 7h20'. Phải đến 1h30' sáng hôm sau, Oh mới trở về nhà, sau vài lớp học thêm.
Hàng chục nghìn giáo viên Hàn Quốc đình công, tham gia biểu tình
Bất chấp lời cảnh báo của Chính phủ sẽ kỷ luật, với băng rôn ghi khẩu hiệu "1 ngày nghỉ làm giáo viên", hàng chục nghìn giáo viên Hàn Quốc đã không đến trường và tham gia các cuộc biểu tình được tổ chức khắp đất nước này.
Cuộc biểu tình của giáo viên Hàn Quốc đã đánh dấu một khoảnh khắc lịch sử về ngành Giáo dục của quốc gia này. Bởi đây là lần đầu tiên giáo viên Hàn Quốc tự tập hợp lại và cùng nhau đình công mà không có sự phối hợp với các nhóm người làm chính trị có định hướng giáo dục.
Cuộc biểu tình của giáo viên Hàn Quốc đã khiến một số trường học tạm thời đóng cửa vì nhiều nhà giáo dục đồng loạt xin nghỉ phép.
Cụ thể, trên toàn đất nước Hàn Quốc có 32 trường học đóng cửa trong ngày hôm nay, trong đó thủ đô Seoul là nơi có nhiều trường học đóng cửa nhất (11 trường). Thành phố Sejong - trung tâm hành chính của Hàn Quốc có 8 trường, thành phố Ulsan - thành phố đô thị lớn thứ bảy của Hàn Quốc có 1 trường và các thành phố khác như Gwangju và Nam Chungcheong cũng đóng cửa do thiếu nhân viên.
Trước tình trạng giáo viên Hàn Quốc đình công, nhiều phụ huynh lo lắng vì con mình không được đến trường. Vậy nên Văn phòng Giáo dục Seoul đã cử gần 900 nhân viên ngành Giáo dục đến hỗ trợ các trường học tiếp tục mở cửa hoạt động. Bên cạnh đó, một số phụ huynh cũng tình nguyện có mặt tại trường để trợ giúp trước số lượng nhiều giáo viên viết đơn xin nghỉ phép để tham gia đình công.
Tại Trường Tiểu học Seoi ở Seocho-gu, Seoul, từ sáng sớm, hàng trăm giáo viên đương nhiệm, giáo viên đã nghỉ hưu và những người ủng hộ cuộc biểu tình đã tập trung lại để tưởng nhớ người giáo viên quá cố - người đã phải vật lộn với khối lượng công việc quá lớn và những lời phàn nàn khắc nghiệt của phụ huynh.
Một giáo viên đã nghỉ hưu họ Kim ở độ tuổi 60, chia sẻ rằng: "Tôi từng là một giáo viên được học sinh kính trọng và phụ huynh yêu mến. Nhưng bối cảnh giáo dục đã thay đổi một cách chóng mặt, nhiều giáo viên bị chà đạp. Những gì tôi có thể làm với tư cách là một người lớn tuổi là đứng về phía giáo viên bằng cách tham gia buổi lễ tưởng niệm và cuộc biểu tình".
Tự nhận mình là nạn nhân của những lời phàn nàn quá mức từ phụ huynh, một giáo viên tiểu học ở thủ đô Seoul với 7 năm kinh nghiệm cho biết cô đến buổi lễ tưởng niệm hôm nay vì sự ra đi của người đồng nghiệp trẻ tuổi đã để lại ấn tượng sâu sắc trong cô.
"Bộ Giáo dục có vẻ miễn cưỡng trong việc bảo vệ giáo viên khỏi việc bị phụ huynh buộc tội lạm dụng trẻ em. Nếu không được bảo vệ quyền lợi, giáo viên Hàn Quốc sẽ tiếp tục phải đối mặt với các mối đe dọa từ các cáo buộc lạm dụng trẻ em trong suốt sự nghiệp của mình", giáo viên tiểu học nói trong nước mắt.
Một phụ huynh có con học lớp 4 cũng đã xin nghỉ làm một ngày để tưởng nhớ giáo viên quá cố. "Thật đau lòng khi chứng kiến một sự việc như vậy xảy ra trong cộng đồng trường học. Tôi muốn nói rằng, không phải tất cả phụ huynh và học sinh đều thô lỗ. Đó chỉ là một phần nhỏ trong tổng thể và tôi thực sự hy vọng giáo viên sẽ được đảm bảo những quyền lợi tốt hơn", cô bộc bạch.
Lý do giáo viên Hàn Quốc tổ chức biểu tình
Buổi lễ tưởng niệm là một phần của cuộc biểu tình kéo dài cả ngày. Ngoài ra, các giáo viên Hàn Quốc cũng chuẩn bị biểu tình nhằm yêu cầu Quốc hội nước này sửa đổi quy định pháp luật về tội lạm dụng trẻ em.
Các giáo viên Hàn Quốc mong muốn được cho phép sẽ kỷ luật đối với những học sinh vi phạm nội quy lớp học và được miễn trừ khỏi các cáo buộc lạm dụng quyền trẻ em. Bởi lẽ, khi bị buộc tội lạm dụng trẻ em, giáo viên Hàn Quốc sẽ bị sa thải. Họ chỉ được phép quay lại nghề giảng dạy cho đến khi cáo buộc này bị xóa bỏ.
Để giải quyết vấn đề này, trước đó Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra các chính sách mới để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của giáo viên như: cho phép giáo viên mời học sinh quậy phá ra khỏi lớp học, tịch thu điện thoại của học sinh và đồng thời yêu cầu phụ huynh muốn gặp giáo viên phải đặt lịch hẹn từ trước.
Tuy nhiên, bất chấp những thay đổi về chính sách đang diễn ra, các giáo viên Hàn Quốc vẫn bất bình và tổ chức biểu tình bởi vào cuối tuần qua đã có thêm 2 giáo viên tự tử ở Goyang, tỉnh Kyunggi và Gunsan, tỉnh Bắc Jeolla.
Các giáo viên tin rằng, những người đồng nghiệp của mình đã qua đời là do bị căng thẳng quá mức trước sự xúc phạm của phụ huynh học sinh.
Trước cuộc biểu tình của giáo viên Hàn Quốc, Tổng thống Yoon Suk Yeol đã chỉ thị cho các trợ lý của mình phải đảm bảo quyền lợi của giáo viên và làm ổn định trở lại lĩnh vực giáo dục.
Lee Do-woon - người phát ngôn của tổng thống Hàn Quốc đã nói: "Phải tiếp thu các ý kiến của giáo viên và cố gắng hết sức để bảo đảm quyền lợi của họ không bị xâm phạm".
Một người phụ nữ cầm nến hòa vào đám đông biểu tình để yêu cầu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol từ chức ở quảng trường Gwanghwamun, trung tâm thủ đô Seoul vào tối 4-12 - Ảnh: REUTERS
Theo ghi nhận của Hãng thông tấn Yonhap, khoảng 1.300 người dân thành phố Gwangju đã tập trung tại quảng trường 18-5 ở quận Dong cùng đốt nến, tổ chức mít tinh, biểu tình chung để yêu cầu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol từ chức.
Quảng trường 18-5 cũng là nơi cuộc khởi nghĩa Dân chủ 18-5 hay còn gọi là khởi nghĩa Gwangju bùng nổ từ ngày 18 đến 27-5-1980. Vào ngày này, hơn 100.000 người dân thành phố Gwangju đã xuống đường biểu tình đòi dân chủ từ tay tổng thống độc tài Chun Doo Hwan, người đã lên nắm quyền thông qua đảo chính quân sự và tiếp tục duy trì chính sách độc tài của cựu tổng thống Park Chung Hee.
Tại đảo Jeju, khoảng 900 người đã mở đèn điện thoại di động thắp sáng một khu vực trước tòa thị chính Jeju vào khoảng 19h ngày 4-12 và hô vang khẩu hiệu yêu cầu Tổng thống Yoon từ chức.
Tương tự, một buổi đốt nến biểu tình cũng được tổ chức tại trung tâm xã Dongnae, thành phố Chuncheon, thủ phủ tỉnh Gangwon với sự tham gia của khoảng 200 người.
Cũng vào 19h ngày 4-12, khoảng 1.500 người đã tập trung ở trung tâm thành phố Daejeon đồng loạt giơ biểu ngữ ghi “ông Yoon Suk Yeol hãy từ chức”.
Những người tham gia biểu tình ở Daejeon cho biết việc Tổng thống Yoon ban bố tình trạng thiết quân luật là hành động vi hiến và người dân sẽ không tha thứ cho những hành động như thế này.
Ngoài ra, một số buổi thắp nến biểu tình khác cũng được tổ chức ở các thành phố thuộc vùng Gyeongsan như Busan, Daegu và tỉnh Gyeongsan Nam với quy mô ước tính từ 800 đến 2.000 người tham dự.
Nhiều xe ô tô đi ngang các địa điểm biểu tình cũng bấm còi liên tục thể hiện sự ủng hộ.
Riêng tại khu vực tỉnh Gyeonggi và thành phố Incheon, miền đông Hàn Quốc không tổ chức biểu tình bởi các tổ chức, hội nhóm dân sự ở khu vực này đều tập trung tại cuộc biểu tình ở quảng trường Gwanghwamun, trung tâm thủ đô Seoul.
Đám đông cầm biểu ngữ và đốt nến tại quảng trường Gwanghwamun, trung tâm thủ đô Seoul vào tối 4-12 để yêu cầu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol từ chức - Ảnh: REUTERS
Bất chấp cái lạnh mùa đông, hàng nghìn người vẫn tập trung biểu tình ở quảng trường Gwanghwamun - Ảnh: REUTERS
Đám đông biểu tình ở trung tâm thành phố Gwangju, phía tây nam Hàn Quốc vào tối 4-12 - Ảnh: YONHAP
Người dân biểu tình ở đảo Jeju - Ảnh: YONHAP
Người biểu tình thắp nến yêu cầu Tổng thống Yoon từ chức ở thành phố Chuncheon, thủ phủ của tỉnh Gangwon - Ảnh: YONHAP
Trước đó, vào lúc 22h25 ngày 3-12, Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng thiết quân luật, viện dẫn lý do các đảng đối lập tại Quốc hội nước này cố đẩy đất nước vào khủng hoảng.
Tuy nhiên, đến 4h sáng (theo giờ địa phương) ngày 4-12, Tổng thống Yoon tuyên bố chấp nhận dỡ bỏ thiết quân luật như yêu cầu của Quốc hội, gần 6 tiếng sau khi có hiệu lực.
Người dân đốt nến biểu tình vào tối 5-12 ở thành phố Chuncheon, tỉnh Gangwon - Ảnh: YONHAP
Chiều 6-12, khoảng 2.000 người dân đã tập trung ở trung tâm thành phố Daegu, thủ phủ tỉnh Gyeongsangbuk cầm theo nến và biểu ngữ tuần hành một đoạn khoảng 2,4km để yêu cầu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol từ chức, sau khi ông Yoon ban bố tình trạng thiết quân luật trong vòng sáu giờ ngắn ngủi hôm 3-12.
Từ sáng 6-12, rất nhiều người dân đã tụ tập trước tòa nhà trụ sở của Đảng Quyền lực quốc dân (PPP) cầm quyền ở phường Yeouido, thủ đô Seoul để yêu cầu ông Yoon từ chức và kêu gọi luận tội tổng thống Hàn Quốc.
Tương tự, tại khu vực trung tâm ở nhiều tỉnh thành lớn trên khắp Hàn Quốc cũng tổ chức biểu tình, mít tinh ngày thứ ba liên tục kể từ hôm 4-12.