Đề thi ĐGTD Đại học Bách khoa Hà Nội tất cả các năm 2024, 2023, 2022, 2020 bao gồm đề thi chính thức, minh họa, các đợt thi thử đánh giá tư duy có đáp án. Đề luyện thi Đánh giá tư duy các phần Tư duy toán học, Tư duy đọc hiểu, Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề.

Đề thi thử kỳ thi đánh giá tư duy ĐHBKHN Phần Khoa học/Giải quyết vấn đề số 2 của Tuyensinh247.com được đăng tải phía dưới, đề thi gồm 40 câu.

Trang thông tin mới nhất năm 2024 về kì thi đánh giá tư duy của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội giúp trả lời rõ ràng tất cả câu hỏi như: Thi ĐGTD là gì, Đề thi đánh giá tư duy cấu trúc thế nào, gồm bao nhiêu phần, thời gian thi, thời gian mỗi phần, mỗi câu bao nhiêu điểm, lịch thi khi nào, thi ở đâu...

Đề thi thử toàn quốc kỳ thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội số 4 có đáp án của Tuyensinh247 mới nhất gồm 100 câu hỏi, điểm tối đa 100 điểm, thời gian làm bài 150 phút.

Các kỳ thi Đánh giá năng lực, tư duy năm 2024 để xét tuyển đại học diễn ra từ tháng 3 đến 7. Các trường đã công bố đề thi minh họa để giúp thí sinh làm quen với cấu trúc, các dạng câu hỏi có trong đề thi chính thức.

- Đề thi tham khảo của bài thi Toán (xem tại đây).

- Đề thi tham khảo của bài thi Ngữ văn (xem tại đây).

- Đề thi tham khảo của bài thi Tiếng Anh (xem tại đây).

- Đề thi tham khảo của bài thi Vật lí (xem tại đây).

- Đề thi tham khảo của bài thi Hóa học (xem tại đây).

- Đề thi tham khảo của bài thi Sinh học (xem tại đây).

- Đề thi tham khảo của bài thi Lịch sử (xem tại đây).

- Đề thi tham khảo của bài thi Địa lý (xem tại đây).

Năm nay, Đại học Sư phạm Hà Nội cho phép thí sinh lựa chọn đăng ký tối đa 5 bài thi (năm ngoái chỉ được đăng ký tối đa 4 bài thi). Thời gian đăng ký dự thi từ 15/3 đến 15/4, tại địa chỉ: https://ts2024.hnue.edu.vn/ .Thời gian thi là thứ 7 ngày 11/5/2024. Nhà trường sẽ công bố kết quả thi trước ngày 1/6.

Thí sinh lựa chọn đăng kí dự thi tại 1 trong 3 điểm thi sau:

Lệ phí thi: 200.000 đồng/môn thi và không hoàn lại.

Kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt sẽ có cấu trúc bài thi với nhiều dạng câu hỏi khác nhau tùy theo từng nhóm bài thi.

Trong đó, các bài thi đánh giá năng lực toán học, vật lý học, hóa học, sinh học cùng có thời gian thi 90 phút. Mỗi bài thi sẽ gồm 50 câu hỏi, trong đó 35 câu trắc nghiệm khách quan có 4 lựa chọn và có một đáp án đúng duy nhất; 15 câu hỏi dạng trả lời ngắn, thí sinh tính toán và điền kết quả vào phần trả lời trên hệ thống.

Cũng làm bài trong thời gian 90 phút nhưng bài thi đánh giá năng lực ngữ văn có cấu trúc đề thi khác. Bài thi gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm khách quan có 4 lựa chọn, trong đó có một đáp án đúng duy nhất; 1 bài viết luận chủ đề nghị luận xã hội. Đề bài được đặt ra theo định hướng mở với yêu cầu viết trong khoảng 600 từ, thí sinh làm bài trực tiếp trên hệ thống.

Riêng bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh có thời gian làm bài dài nhất, với 180 phút. Bài thi sử dụng dạng thức đánh giá năng lực tiếng Anh từ bậc 3 đến bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Bài thi có 4 phần, tương ứng với đủ cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.

Các bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt sẽ được quy về thang điểm 10, điểm số được tính lẻ đến 0,1 điểm. Kết quả bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt sẽ được sử dụng để xét tuyển theo đề án tuyển sinh của trường theo phương thức kết hợp cả kết quả học tập THPT.

- Đề thi tham khảo của bài thi Toán (xem tại đây).

- Đề thi tham khảo của bài thi Ngữ văn (xem tại đây).

- Đề thi tham khảo của bài thi Tiếng Anh (xem tại đây).

- Đề thi tham khảo của bài thi Vật lí (xem tại đây).

- Đề thi tham khảo của bài thi Hóa học (xem tại đây).

- Đề thi tham khảo của bài thi Sinh học (xem tại đây).

Năm 2024, bài thi đánh giá năng lực được xây dựng theo hướng đánh giá các năng lực cốt lõi theo chương trình giáo dục phổ thông.

Bài thi gồm ba phần. Phần 1 (tư duy định lượng) là kiến thức toán học với 50 câu hỏi, thời gian tương ứng là 75 phút. Phần 2 (tư duy định tính) là kiến thức ngữ văn - ngôn ngữ, với 50 câu hỏi, thời gian 60 phút. Phần 3 (khoa học) gồm kiến thức về khoa học tự nhiên, xã hội, với 60 câu hỏi, thời gian 60 phút.

Tổng bài thi có 150 câu hỏi, trong đó có 132 câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn với 1 đáp án đúng duy nhất và 15 câu hỏi điền đáp án lĩnh vực toán học, 3 câu hỏi điền đáp án lĩnh vực vật lý, hóa học, sinh học.

Đề thi tham khảo HSA (Thí sinh có thể tạo tài khoản, làm bài thi tham khảo tại địa chỉ https://tk.cet.vnu.edu.vn/).

Cấu trúc bài thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh gồm 3 phần

Bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài 150 phút.

Về nội dung và hình thức bài thi đánh giá tư duy năm 2024 sẽ vẫn được giữ nguyên như năm 2023. Cấu trúc bài thi gồm ba phần: Tư duy Toán học (60 phút), Tư duy Đọc hiểu (30 phút) và Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề (60 phút) với ba mức độ đánh giá tư duy (tư duy tái hiện, tư duy suy luận và tư duy bậc cao).

Các câu hỏi được xây dựng dưới hình thức trắc nghiệm với bốn dạng cấu trúc: chọn đáp án đúng, đúng/sai, kéo thả và câu trả lời ngắn. Trường cho biết kỳ thi đánh giá tư duy không tập trung kiểm tra kiến thức nên không đòi hỏi thí sinh dành thời gian ôn luyện nhiều, bởi rèn luyện tư duy đã được hình thành trong suốt quá trình học.

Bộ câu hỏi mẫu Phần Tư duy Toán học (Xem TẠI ĐÂY)

Bộ câu hỏi mẫu Phần Tư duy Khoa học (Xem TẠI ĐÂY)

Bộ câu hỏi mẫu Phần Tư duy đọc hiểu (Xem TẠI ĐÂY)

- Môn thi: Tổ chức thi 06 môn thi độc lập, gồm: Toán, Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học, Lịch sử, Địa lí.

- Nội dung thi: Nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12 ( 90% kiến thức thuộc chương trình lớp 12; 10% kiến thức thuộc chương trình lớp 10 và lớp 11).

- Hình thức thi: Thi trắc nghiệm khách quan theo từng môn thi độc lập trên máy tính.

- Thời gian làm bài: Môn Toán 90 phút; các môn Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, mỗi môn thi 60 phút.

- Các dạng câu hỏi trong đề thi: Mỗi đề thi có 03 dạng câu hỏi sau:

+ Dạng 1: Câu trắc nghiệm Đúng/Sai.

+ Dạng 2: Câu trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi (Ghép hợp).

+ Dạng 3: Câu trắc nghiệm Trả lời ngắn.

- Đề thi tham khảo của bài thi Toán (xem tại đây).

- Đề thi tham khảo của bài thi Tiếng Anh (xem tại đây).

- Đề thi tham khảo của bài thi Vật lí (xem tại đây).

- Đề thi tham khảo của bài thi Hóa học (xem tại đây).

- Đề thi tham khảo của bài thi Sinh học (xem tại đây).

- Đề thi tham khảo của bài thi Lịch sử (xem tại đây)

- Đề thi tham khảo của bài thi Địa lý (xem tại đây)

Kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) 2023 của Đại học Quốc gia Hà Nội có nhiều thay đổi như: giới hạn số lần dự thi của thí sinh và không hỗ trợ lệ phí thi như năm 2022, số lần dự thi... Lịch thi cụ thể như sau:

Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nghệ An

Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nghệ An

Thí sinh đăng ký dự thi tại địa chỉ http://khaothi.vnu.edu.vn/ hoặc http:/hsa.edu.vn/ và chọn ca thi tương ứng.

Hệ thống đăng ký ca thi chỉ cho phép tài khoản đăng nhập và thao tác trên một thiết bị máy tính tại cùng thời điểm.

Lệ phí đăng ký và dự thi nộp trực tuyến trong 96 giờ kể từ khi hoàn thành đăng ký ca thi.

Sau 96 giờ thí sinh không nộp lệ phí, ca thi sẽ tự động hủy.

Chi tiết hướng dẫn đăng ký dự thi và nộp phí đăng ký dự thi xem tại http://khaothi.vnu.edu.vn/.

Hệ thống cho phép thí sinh đăng ký tối đa 2 lượt thi/năm (tính đến ngày 31/12/2023).

Hai lượt thi cách nhau liền kề tối thiểu 28 ngày.

Ca thi sẽ tự động đóng khi đã hết chỗ đăng ký.

Lệ phí dự thi năm 2023 là 500.000 đồng/thí sinh/lượt thi (Năm trăm ngàn đồng/thí sinh/lượt thi).

Lệ phí đã nộp không hoàn lại với bất kỳ lí do gì.

Thí sinh đọc kỹ hướng dẫn và cân nhắc kỹ trước khi nộp lệ phí.

Công tác tổ chức thi đảm bảo phòng dịch dịch COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế.

Năm nay, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh tiếp tục giữ 17 địa điểm thi tại các tỉnh, thành như năm 2022, gồm TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ. Đồng thời dự kiến mở rộng thêm địa điểm thi tại tỉnh Lâm Đồng và một số tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.

Kỳ thi này dự kiến tiếp tục tổ chức 2 đợt. Đợt 1 vào ngày Chủ nhật (26/3/2023) và đợt 2 vào ngày Chủ nhật (28/5/2023). Cổng đăng ký dự thi (đợt 1) sẽ được ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh mở vào ngày 1/2/2023 trên trang https://thinangluc.vnuhcm.edu.vn.

Kỳ thi Đánh giá tư duy năm 2023 của Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến sẽ tổ chức làm 3 đợt: đợt 1 tổ chức vào tháng 5/2023 tại Hà Nội. Đợt 2 vào tháng 6/2023 tại Hà Nội. Đợt 3 tổ chức vào tháng 7/2023 tại một số địa điểm như: Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Tuyên Quang, Thái Nguyên…

Ở kỳ thi của Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức, thí sinh không bị giới hạn số lần thi. Sau khi hoàn thành, các thí sinh được cấp giấy chứng nhận có giá trị trong 2 năm và được đăng ký xét tuyển vào trường đại học nào sử dụng kết quả của kỳ thi.

Năm nay, kỳ thi đánh giá năng lực do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức sẽ diễn ra vào ngày thứ Bảy, 6/5/2023.

Về địa điểm thi, thí sinh lựa chọn đăng ký dự thi tại 1 trong 2 điểm sau:

Điểm thi Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, địa chỉ: 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

Điểm thi Trường Đại học Quy Nhơn, địa chỉ: 170 An Dương Vương, Quy Nhơn, Bình Định.

Năm 2023, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức 2 đợt thi Đánh giá năng lực chuyên biệt, vào tháng 4 và tháng 6. Hình thức, nội dung bài thi và địa điểm tổ chức vẫn được giữ như năm 2022.

* Theo thông báo của Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH), năm 2023 trường sẽ tuyển sinh theo 3 phương thức: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do USTH tổ chức; Xét tuyển thẳng theo đề án của Trường; Xét tuyển trên kết quả thi tốt nghiệp THPT cho các ngành đào tạo về khoa học – công nghệ.

Năm nay, nhà trường dự kiến tuyển sinh 19 chương trình đào tạo đại học lĩnh vực khoa học công nghệ, với 950 chỉ tiêu, tăng 12,5% so với năm 2022. Ứng viên có điểm bài kiểm tra đạt yêu cầu sẽ được tham dự vòng phỏng vấn với Hội đồng tuyển sinh của USTH. Thí sinh có thể lựa chọn phỏng vấn bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.

Thí sinh ứng tuyển các chương trình song bằng sẽ phải tham gia thêm một vòng phỏng vấn riêng bằng tiếng Anh. Nhà trường lưu ý, không tuyển sinh chương trình Kỹ thuật Hàng không và các chương trình song bằng thông qua cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Về đối tượng tuyển thẳng, USTH áp dụng chính sách tuyển thẳng theo quy định.

*Lịch tuyển sinh có thể thay đổi và sẽ được cập nhật trên website của Trường. Kết quả xét tuyển thẳng, kết quả kiểm tra kiến thức, kết quả phỏng vấn sẽ được thông báo tới thí sinh qua email và trên website của Trường.

**Thời gian nhận hồ sơ đợt 3 sẽ điều chỉnh theo lịch công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD&ĐT.

Năm 2023, một số cơ sở giáo dục đại học cho phép công nhận kết quả chéo của nhau. Theo đó, thí sinh muốn xét tuyển vào trường này có thể dự thi kỳ thi của trường kia rồi sẽ được công nhận, xét tuyển như đối với các thí sinh khác và ngược lại.

Đơn cử như: Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và ĐH Quốc gia Hà Nội thống nhất công nhận chéo kết quả bài thi đánh giá năng lực của nhau nhằm tạo thuận lợi cho thí sinh. Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh và Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng quyết định công nhận chéo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của nhau.

Đến thời điểm hiện tại, có 9 trường đại học tổ chức các kỳ/bài thi riêng gồm: Kỳ thi Đánh giá năng lực học sinh THPT của ĐH Quốc gia Hà Nội; Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh; Kỳ thi Đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội; Kỳ thi Đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội; Kỳ thi Đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh; Kỳ thi Đánh giá năng lực của Trường ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh; trường ĐH Việt Đức và các trường thuộc Bộ Công an; Kỳ thi riêng của Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội.

Trong số đó, bài thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội và Trường ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh hiện chỉ dành để xét tuyển vào các ngành học trong trường. Thí sinh không thể sử dụng kết quả thi này để xét tuyển vào các trường đại học khác.