Để hiểu rõ được về Xây dựng thương hiệu kinh doanh, chúng ta cần hiểu định nghĩa về thương hiệu là gì? Thương hiệu là một thuật ngữ được dùng để chỉ bất cứ yếu tố nào (tên gọi, logo, slogan, bao bì…) mà doanh nghiệp dùng để xác định sản phẩm/dịch vụ của mình hoặc chính mình trên thị trường. Nó có thể là cả những yếu tố không được pháp luật bảo hộ và những yếu tố được pháp luật bảo hộ nhưng không dưới danh nghĩa nhãn hiệu như tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp…

Khi nào nên đầu tư xây dựng thương hiệu?

Suy nghĩ về xây dựng thương hiệu ngay từ khi mới ra đời, cũng là một cách định hình phong cách, hình ảnh, chiến lược, tầm nhìn của doanh nghiệp. Nó là nền tảng dẫn lối cho doanh nghiệp thực hiện các bước xây dựng hình ảnh, thương hiệu, chiến lược marketing và truyền thông.

Đây là thời điểm thích hợp bởi mọi thứ đều ở trạng thái mới mẻ, sẵn sàng với những thách thức mới. Xây dựng hình ảnh thương hiệu ngay từ đầu tạo nền móng vững chắc cho những kế hoạch bán hàng cụ thể về sau.

Bạn hãy bắt đầu bằng việc xác định thế mạnh, điểm khác biệt của sản phẩm, khách hàng mục tiêu, định vị thị trường, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, xây dựng các kế hoạch marketing và đo lường liên tục để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Thương hiệu cần hình thành qua thời gian, năm tháng, do đó ngay từ đầu doanh nghiệp bắt tay vào thử nghiệm liên tục, doanh nghiệp sẽ có một vị thế phù hợp nhất trong tương lai.

Doanh nghiệp đừng vội vã xây dựng thương hiệu khi sản phẩm chưa hoàn thiện hoặc khi chúng còn quá nhiều khuyết điểm hay hạn chế. Bạn có thể đưa ra sản phẩm kể cả nó chưa hoàn thiện, nhưng khách họ vẫn có thể dùng mà không bị ảnh hưởng hoặc bị gây hại do sử dụng sản phẩm đó.

Nếu bạn quảng cáo rầm rộ về thương hiệu với những gì tốt đẹp, chạm tới insight khách hàng, nhưng lại đem đến cho họ một sản phẩm kém chất lượng, không đáp ứng nhu cầu thực sự của khách, đó là lừa dối khách hàng. Và họ sẽ chẳng còn lòng tin đối với thương hiệu của bạn nữa, Khách hàng cũ không tiếp tục ủng hộ, khách hàng mới không thể mở rộng, đương nhiên thương hiệu sẽ lụi dần. Do đó, chính trải nghiệm, cảm nhận của khách hàng mới chính là cách hình thành thương hiệu.

Đầu tư cho thương hiệu khi sản phẩm còn kém chất lượng, chưa hoàn thiện đúng là “ném tiền qua cửa sổ”, nhưng sản phẩm tốt mà không được đầu tư xây dựng thương hiệu đúng đắn thì cũng không được ai biết đến. Tuy nhiên, nếu sản  phẩm tốt giống nhau mà không làm thương hiệu ấn tượng, không tạo ra điểm khác biệt thì cũng khó mà cạnh tranh.

Do đó, yếu tố quan trọng lúc này là cần đến sự xây dựng thương hiệu bài bản, có chiến lược marketing, truyền thông cụ thể, không ngừng sáng tạo và đổi mới các chiến dịch để quảng bá mình. Lúc này, phần thắng sẽ nghiêng về bên nào biết làm thương hiệu.

Một số khái niệm cơ bản về thương hiệu

Brand – thương hiệu: đó là hình ảnh, cảm xúc, thông điệp mà mọi người nghĩ tới ngay lập tức khi nói đến một công ty hoặc một sản phẩm.Brand association – Sự liên tưởng đến thương hiệu: Những liên tưởng về một thuộc tính mang tính tích cực mà mọi người hay nghĩ tới khi nghe hoặc nhìn tên một thương hiệu nào đó. Ví dụ: mọi người sẽ cảm thấy “đẳng cấp” hơn khi nghĩ đến apple. Sự “đẳng cấp” chính là “brand association”. Hoặc khi nghe quảng cáo Enchanteur, ngay lập tức cảm nhận được mùi hương “quyến rũ” trong các dòng sản phẩm của hãng này. Tương tự vậy, sự  “quyến rũ” ở đây chính là “brand association”.Brand name – Tên thương hiệu: Đó là một từ hay một cụm từ mà công ty hay doanh nghiệp lựa chọn để đặt tên cho thương hiệu của mình. Những tên thương hiệu khá nổi tiếng và trở nên quen thuộc như: Apple, McDonald’s, Starbuck, …Brand personality – Tính cách của thương hiệu: là những ý nghĩa gợi cảm xúc của thương hiệu được công ty sử dụng như một hình ảnh đại diện.Ví dụ: Omo lấy hình ảnh của vết bẩn và dòng chữ OMO trên đó với ý nghĩa giống như slogan của nhãn hiệu này “ngại gì vết bẩn”. Hay Apple với hình ảnh quả táo cắn dở, với ý nghĩa tìm kiếm sự hoàn hảo, như một thông điệp để nhắc nhở nhân viên phải luôn sáng tạo.Logo: là một thiết kế đồ họa đặc biệt của một thương hiệu, để phân biệt giữa các công ty hoặc sản phẩm khác nhau. Ví dụ như logo Omo là hình ảnh vết bẩn và chữ Omo; logo Apple là hình ảnh quả táo cắn dở; logo McDonald’s là hình ảnh chữ M lớn và dòng chữ McDonald’s,…Positioning – Vị thế: Vị thế của một công ty hoặc một sản phẩm trên thị trường được hiểu là định hướng kinh doanh của công ty, sản phẩm chính của công ty, lợi ích của sản phẩm đối với xã hội, những ưu thế của sản phẩm so với các sản phẩm cùng ngành. Ví dụ Vinamilk khẳng định vị thế thương hiệu quốc gia của Việt Nam hội nhập toàn cầu, là một trong những nhà sản xuất sữa hàng đầu Việt Nam.Tagline: là những cụm từ hoặc câu có ý nghĩa, dễ nhớ, nhằm mô tả rộng hơn về sản phẩm hoặc thương hiệu, có thế được đặt bên dưới logo. Ví dụ tagline dễ nhớ của Viettel: “Hãy nói theo cách của bạn”, tagline của Mobifone:”Mọi lúc mọi nơi”, tagline của Vinaphone: “Không ngừng vươn xa”, tagline Café Trung Nguyên: “Khơi nguồn sáng tạo”.

XEM THÊM: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU VỚI 3 BƯỚC ĐẦU TIÊN

Thương hiệu thành công đi theo lịch sử phát triển doanh nghiệp

Thương hiệu từ lâu đã được sử dụng để thiết lập sản phẩm ngoài và đã có nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ, thương hiệu chung lâu đời nhất được biết đến vẫn được sử dụng ngày nay là một loại thảo dược dán từ Ấn Độ gọi là Chyawanprash. Trong thế kỷ 13, người Ý bắt đầu đặt hình mờ trên giấy của họ như một hình thức xây dựng thương hiệu. Thuật ngữ “thương hiệu” cũng đề cập đến các dấu hiệu độc đáo bị đốt cháy vào da của gia súc để phân biệt các loài động vật của một chủ sở hữu từ những người khác.

Kết luận, xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài, là sự kết hợp thống nhất, tổng thể của rất nhiều yếu tố trong doanh nghiệp. Thương hiệu có vai trò lớn đối với hình ảnh doanh nghiệp và tạo ra lợi nhuận trực tiếp đến việc kinh doanh, phát triển doanh nghiệp.

Hình thành thương hiệu trong cảm nhận suy nghĩ của khách hàng là cả một bài toán về sự đầu tư thông minh và bền bỉ. Hãy suy nghĩ thật thấu đáo và thấu hiểu sản phẩm cũng như khách hàng của mình để có những quyết định sáng suốt trong việc đầu tư xây dựng thương hiệu.Hãy liên lạc cho bộ phận chăm sóc khách hàng của Rubee ngay bây giờ để được tư vấn miễn phí về xây dựng thương hiệu. Hotline: 090 222 8998 – 0936 438 238.

Ngày 5/4/2024, sau hơn 3 tháng theo dõi, giám sát, lực lượng quản lý thị trường thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra đột xuất 6 cơ sở kinh doanh gạo trên địa bàn 3 quận, huyện Hoàng Mai, Hai Bà Trưng và Hoài Đức.

Theo đó, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục quản lý thị trường thành phố Hà Nội đã kiểm tra đột xuất 3 cơ sở kinh doanh gạo gồm: Hệ thống phân phối Minh Thu Gạo Sạch, số 281 Tân Mai, Quận Hoàng Mai; Cơ sở kinh doanh Gạo Đình Phong, đường Mới Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai và cơ sở kinh doanh Gạo Tuấn Lý, số 288, Đường 422, xã Đức Giang, huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội.

Bước đầu kiểm tra cho thấy, hoạt động kinh doanh hàng hóa tại các cơ sở kinh doanh trên đều có dấu hiệu giả mạo đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu là hàng giả về bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa. Đồng thời giả mạo mã số mã vạch của hàng hóa, giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói.

Cụ thể, tại Cơ sở kinh doanh Hệ thống phân phối Minh Thu Gạo Sạch, đoàn kiểm tra Đội quản lý thị trường số 1 phát hiện hành vi đóng gói kinh doanh gạo có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu và giả mạo bao bì của DNTN HỒ QUANG TRÍ, địa chỉ 196 đường Tỉnh Lộ 8, ấp Hà Bô, xã Tài Văn, huyện Trần Đề, Tỉnh Sóc Trăng.

Đoàn kiểm tra đã tạm giữ 36 túi gạo ông Cua gạo ST25 loại 5 kg/túi. 3 túi ông cua ST25 Lúa- Tôm là hàng hóa thành phẩn có dấu hiệu hàng giả, 230 bao bì giả mạo chưa đóng, 700kg gạo dùng để đóng gói gạo giả mạo thương hiệu, 1 chiếc cân và 1 máy hàn nhiệt dùng để đóng gói gạo giả.

Đoàn kiểm tra phát hiện và ghi nhận cơ sở kinh doanh sử dụng tài khoản trên sàn thương mại điện tử shoppe có tên gạo ngon Minh Thu để đăng tải và bán các sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu giả mạo.

Tại Cơ sở kinh doanh Gạo Đình Phong, đoàn kiểm tra đã tạm giữ 31 bao loại 5kg hàng thành phẩm, 146 chiếc vỏ bao có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu và giả mạo bao bì của DNTN HỒ QUANG TRÍ; trên 2.600 chiếc tem chống hàng giả giả, 1 chiếc cân, 1 chiếc máy hàn nhiệt và 1 thùng máy dùng để đóng gói gạo giả.

Tại Cơ sở kinh doanh Gạo Tuấn Lý, đoàn kiểm tra đã tạm giữ 68 bao loại 5kg hàng thành phẩm, 605 chiếc vỏ bao có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu và giả mạo bao bì của DNTN HỒ QUANG TRÍ, 1 máy hàn nhiệt dùng để đóng gói gạo giả.

Cùng thời điểm trên, Đội quản lý thị trường số 5 và số 15 cũng đồng loạt tiến hành kiểm tra 3 cơ sở kinh doanh gạo khác: Cơ sở kinh doanh Gạo Hồng Hằng, số 55, ngõ 150 phố Tân Khai, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội; Cơ sở kinh doanh Gạo số 19C Nguyễn Chính, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội và Cơ sở kinh doanh Siêu thị gạo sạch, số 25 đường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. Hiện đoàn kiểm tra đang tiếp tục làm việc để xác minh các hành vi vi phạm.

Đội quản lý thị trường số 1 đang thiết lập và củng cố hồ sơ cả 3 vụ việc trên theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm.

Ông Hoàng Đại Nghĩa, Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 1, cho biết ngay khi có kết luật bằng văn bản của chủ thể quyền về hành vi đóng gói sản xuất gạo giả mạo nhãn hiệu và giả mạo bao bì của DNTN HỒ QUANG TRÍ, Đội sẽ chuyển hồ sơ các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm trên để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.