Trường Đại học Quốc tế tuyển sinh đào tạo Tiến sĩ bằng đôi ngành Quản trị Kinh doanh với trường ĐH. Kỹ thuật Swinburne – Úc, đặc điểm nổi bật của chương trình là NCS có thời gian làm luận án, nghiên cứu khoa học tại ĐH. Swinburne, Úc với các giảng viên trường Swinburne, sau khi hoàn thành chương trình, NCS sẽ được nhận hai bằng Tiến sĩ của hai trường Đại học Quốc tế -ĐHQT.HCM và Đại học Kỹ thuật Swinburne – Úc.

Đánh giá cao các báo cáo, ý kiến phát biểu của các đại biểu, Thủ tướng ghi nhận sự đóng góp quan trọng, tích cực của cộng đồng doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng với sự phát triển của đất nước. Nhấn mạnh những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước sau gần 40 năm đổi mới, vươn lên mạnh mẽ sau chiến tranh, bao vây, cấm vận, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay, Thủ tướng cũng khẳng định những thành tựu, kết quả rất cơ bản của các DNNN với tinh thần bám đuổi, theo kịp, tiến cùng và vượt lên, với nhiều ví dụ cụ thể về các DNNN vươn lên trong khó khăn.

Năm 2023 có nhiều khó khăn, nhưng tổng doanh thu của các DNNN đạt khoảng 1,65 triệu tỷ đồng, vượt 4% so với kế hoạch, lợi nhuận trước thuế khoảng 125,8 nghìn tỷ đồng, vượt 8% kế hoạch năm, đóng góp ngân sách nhà nước ước khoảng 166 nghìn tỷ đồng, vượt 8% kế hoạch năm,

Các DNNN tiếp tục nắm giữ nguồn lực lớn về vốn, tài sản, công nghệ, nhân lực chất lượng cao, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước và tạo việc làm cho người lao động. Các DNNN đóng góp khoảng 28% thu ngân sách Nhà nước, thu hút khoảng 0,7 triệu lao động.

DNNN tiếp tục thực hiện tốt việc bảo toàn, phát triển vốn, tài sản, nỗ lực áp dụng công nghệ, quản trị hiện đại, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, một số doanh nghiệp lớn, tập đoàn, tổng công ty vươn lên về công nghệ mới, tiên phong trong ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Hoạt động kinh doanh của một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn có nhiều tiến bộ. Các DNNN góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Với quan điểm luôn đặt sự vật và hiện tượng trong sự vận động và phát triển, Thủ tướng nêu rõ, hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN cơ bản duy trì ổn định nhưng vẫn có một số doanh nghiệp thua lỗ, một số tập đoàn, tổng công ty chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh, một số tập đoàn, tổng công ty có lợi nhuận âm, trong đó có doanh nghiệp có quy mô lớn, vai trò quan trọng. Một số doanh nghiệp để xảy ra sai phạm, tham nhũng, tiêu cực, phải xử lý. DNNN chưa thể hiện được vai trò dẫn dắt.

Nguyên nhân là có nơi, có lúc còn bị động, lúng túng trước những biến động lớn, phản ứng chính sách chưa kịp thời, tái cấu trúc chưa phù hợp tình hình; tinh thần đổi mới sáng tạo ở một số tập đoàn, tổng công ty còn hạn chế, còn sợ sai, sợ trách nhiệm, một số chế độ, chính sách chưa phù hợp.

"Điều tôi mong muốn nhất, thông điệp tôi muốn truyền tải là DNNN phải đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt trong đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, các ngành mới nổi; trên cơ sở đó đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng và liên kết với các tập đoàn, tổng công ty nước nước ngoài, tập đoàn tư nhân để tạo ra chuỗi giá trị, không làm ăn riêng lẻ trong bối cảnh hội nhập hiện nay", Thủ tướng nói.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu kết luân- Ảnh: Nhật Bắc

(binhthuan.gov.vn) Sáng 28/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận có buổi làm việc và trao đổi thông tin với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác giữa hai địa phương.

Giới thiệu tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh cho biết, Hà Tĩnh nằm trong vùng du lịch Bắc Trung Bộ với hơn 130km đường bờ biển, thiên nhiên còn hoang sơ, hiện ngành du lịch tại địa phương đang bắt đầu hình thành. Đồng thời, khẳng định, qua thăm và làm việc tại Bình Thuận sẽ giúp Hà Tĩnh tìm kiếm cơ hội và học hỏi kinh nghiệm tại các địa phương có thế mạnh về du lịch. Đây cũng là cơ hội để 2 Hiệp hội du lịch kết nối, tăng cường phát triển du lịch tại 2 địa phương.

Ông Bùi Thế Nhân - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, cho biết, du lịch là một trong 3 trụ cột mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định cần tập trung phát triển. Với 192km bờ biển, Bình Thuận sở hữu trên 300 ngày nắng/năm, có thể phục vụ du lịch hầu như quanh năm. Bình Thuận là 1 trong 50 địa điểm trên thế giới có thể tổ chức các hoạt động thể thao biển. Đặc biệt, thời gian gần đây, đảo Phú Quý đang là điểm đến hấp dẫn và đầy tiềm năng trên bản đồ du lịch Việt Nam. Trong 10 tháng 2024, Bình Thuận đón khoảng 8,2 triệu lượt khách với doanh thu đạt gần 21 ngàn tỷ đồng, tăng 10,9% so với cùng ký năm trước. Hiện Bình Thuận đang thu hút nhiều nhà đầu tư lớn có chiến lược để đầu tư phát triển du lịch… Tỉnh cũng đang phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch văn hóa, du lịch rừng, thác, hồ… Hiện Bình Thuận đang tích cực hợp tác, liên kết phát triển du lịch với các tỉnh Ninh Thuận, Nha Trang, Lâm Đồng, Đồng Nai…

Cũng tại buổi làm việc, đã diễn ra việc ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch giữa Hiệp hội Du lịch tỉnh Bình Thuận và Hà Tĩnh. Nội dung hợp tác gồm: Trao đổi thông tin về tình hình phát triển du lịch; Xúc tiến, quảng bá du lịch; Xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch; Hỗ trợ các doanh nghiệp hội viên, các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh liên quan đến du lịch. Bên cạnh đó, hai bên thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình phát triển sản phẩm du lịch, các điểm du lịch, chương trình tour và các sản phẩm du lịch mới của địa phương để giới thiệu đến các doanh nghiệp trong, ngoài nước và trên các phương tiện thông tin đại chúng của mỗi bên…

Việc ký kết nhằm hỗ trợ nhau phát huy những lợi thế, tiềm năng của mỗi địa phương, thu hút các nguồn lực thúc đẩy phát triển du lịch; tăng cường thu hút du khách; đồng thời góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, triển khai thí điểm tour du lịch, từ đó, phát triển các sản phẩm mới và làm mới các sản phẩm dựa trên tiềm năng mỗi địa phương.