Vui lòng điền vào email của bạn.
Yếu tố thành công khi tham gia vào ngành kỹ sư cơ khí
Nói về tâm linh các bạn tin không. Thế mà google luôn cập nhật vào chia sẻ cải tiến ngành này
Dưới đây làm một số yếu tố giúp chúng ta có một cách nhìn nhận ngành nghề liên quan đến kỹ sư cơ khí. Anh em phải cân nhắc thật kỹ lưỡng vì cái ngành cái nghề nó đi theo mình đến hết cuộc đời. Thành bại là ở chính chỗ này đây nhé
Một trong những yếu tố giúp chúng ta thành công rực rỡ đấy là sự phù hợp hay nói cách khác đấy là thiên thời
Vì ngành kỹ sư cơ khí có liên quan đến hệ kim. Nên có yêu mấy ngành thì các hệ hoả không nên theo ngành này vì nó không hỗ trợ chúng ta sự may mắn trong đây
Có nghĩa là những năm sinh khắc mặc dù các bạn có thành công cũng gặp rất nhiều trắc trở trên còn đường yêu ngành nghề của mình
Mà cũng đúng anh em. Người mệnh hoả tính nóng như lửa không có sự kiên nhẫn. Mà kỹ sư cơ khí cần sự kiên nhẫn tỷ mỷ trong công việc; vấn đề giao tiếp giữa cấp trên cấp dưới phải luôn hài hoà
Ông nào mệnh thổ thì cứ thế mà phát huy nhé. Bảo đảm con đường học ngành nghề này sẽ hanh thông thuận lợi từ trong trường đến khi ra trường đi làm
Chúng ta phải trau dồi kiến thực liên tục và học hỏi cải thiện nền kiến thức đó hằng ngày. đây là sự căn bản để phát triển lớn mạnh sau này
Ngoài học hành ra; cứ tham gia vào các khoá đào tạo thực hành, thậm chí chi tiền để tự tạo các mô hình kỹ thuật căn bản như tham gia vào các chương trình thi chế tạo robot; lập nhóm mua thiết bị về lập trình như plc, các thiết bị điều khiển nhiệt độ, điện trở, biến trở….
Cứ bỏ ra mắc sứ mà học anh em. Trên tinh thần vừa học vừa nghĩ về một ngày mai tươi sáng khi mà chúng ta bước vào các hệ thống sản xuất vận dụng đúng kiến thực thuận lợi. Đấy chính là động lực học tập
Nhiều ông bảo tôi chọn ngành cơ khí thì học tập liên quan đến ngành thôi chứ tiếng anh, tiếng trung, tiếng nhật tham gia vào làm gì ?
Cốt lõi đấy anh em. Nếu mà là một kỹ sư cơ khí mà giỏi về tiếng anh nữa thì rất dễ thăng tiến làm quản lý, tổ trưởng, giám đốc hoặc thậm chí mở công ty riêng làm tổng giám đốc chứ chẳng chơi
Bạn mới chân ướt chân ráo vào công ty không quen ai; nhưng bạn giỏi giao tiếp tiếng anh. Vô tình sếp đi làm việc tại singapore cần người hỗ trợ phiên dịch là ngon cơm luôn
Hoặc mức lương phiên dịch cho ngành kỹ sư cơ khí cũng cao đấy chứ tưởng hả. Tính bằng ngàn đô, ăn uống không phải mất chi phí nhiều vì đi với sếp hoài mà
Mà tài liệu ngành kỹ sư cơ khí; thậm chí các tài liệu sản phẩm sau này trong nhà máy toàn tiếng anh. Bên cạnh đó; việt nam là nước đang phát triển nên các nước trên thế giới đổ xô về xây dựng nhà máy mà bạn không giỏi tiếng anh tiếng trung thì muôn đời không được tiếp xúc với các sếp cấp trên lấy gì thăng tiến
Dân ngành thường có câu châm ngôn ” Muốn Giàu Ú Ụ trong ngành kỹ sư cơ khí ” Thì nhân hoà sẽ là điểm mấu chốt
Sau khi có kiến thưc kinh nghiệm và sự trải nghiệm; kết hợp các tiếng giao tiếng giỏi thì nhân hoà sẽ là điểm nhấn giúp chúng ta bay cao; bay sao mà không bị ngã
Nhân hoà ở đây là gì ? Bạn ngoài việc học hành phải biết tham gia ăn chơi nữa. Môi trường ăn chơi sẽ dạy bạn làm người, cải thiện sự giao tiếp hằng ngày và cách đối nhân xử thế và làm sao để nịnh sếp….
Công việc phải đảm bảo tiến hành ok hết. Nhưng đối với bạn bè đồng nghiệp và cấp trên luôn giữ sự hài hoà vui vẻ để họ quý mình; cảm thấy cân nhắc mình sẽ giúp họ sau này thì bay lên cao mấy hồi phải không các bác
Địa lợi trong ngành cơ khí ở đây là mối quan hệ; nếu như gia đình có người quen biết đưa vào thì mình sẽ đỡ đi biết bao nhiêu cái khó khăn cần vượt qua
Hoặc khi đi làm tại các nhà máy liên quan đến cơ khí chúng ta nên chọn những đơn vị nhỏ thôi để cho mặc họ sai bảo; có kinh nghiệp mới tiến tới các hệ thống sản xuất lớn
Địa lợi mà tốt thì công việc làm ăn liên quan đến cơ khí luôn vững vàng và là bàn đạp để chúng ta tồn tại trong những môi trường sản xuất có sự đa dạng; kèm theo đó là những thách thức cạnh tranh trong ngành nghề để tồn tại và có mức lương cao ngất ngưởng
Đấy là 5 yếu tố cốt lõi tạo nên một anh chàng kỹ sư cơ khí hoàn chỉnh; đầy tự tin tham gia vào các hệ thống lớn nhỏ mà chẳng phải lo lắng gì trong công việc cả
Tham khảo thêm các kiến thức và thông tin hữu dụng tại:
Cơ khí hiện là ngành có nhu cầu nhân lực lớn, sinh viên ra trường có lương khởi điểm 7-12 triệu đồng, sau 5 năm có thể gấp nhiều lần.
Theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP HCM, giai đoạn 2022-2026, Cơ khí vẫn là một trong 4 ngành công nghiệp trọng điểm, thành phố có nhu cầu khoảng 15.200 – 17.400 người mỗi năm. Trong đó, nhu cầu nhân lực đã qua đào tạo khoảng 75,35%.
Các chuyên ngành được ưu tiên phát triển là: cơ khí khuôn mẫu, máy móc thiết bị điện, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông- lâm-thủy sản và công nghiệp chế biến, sản xuất dụng cụ gia đình, máy công cụ, máy động lực, dụng cụ y tế, quang học, đồng hồ.
Ở khu vực phía Nam, Đại học Công nghiệp TP HCM và Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM là hai trường có quy mô đào tạo ngành Cơ khí lớn, hàng năm tuyển khoảng 1.000-1.200 sinh viên. Điểm chuẩn hai năm qua của ngành này tại trường Đại học Công nghiệp TP HCM dao động 22-24 điểm; tại Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM là 23-26,25 điểm.
PGS.TS Nguyễn Đức Nam, Trưởng khoa Công nghệ cơ khí, trường Đại học Công nghiệp TP HCM, cho biết cơ khí là khối ngành liên quan đến việc ứng dụng các nguyên lý vật lý, kỹ thuật và khoa học vào quá trình thiết kế, bảo trì, chế tạo, bảo dưỡng, điều khiển, tự động hóa những loại máy móc, dây chuyền sản xuất nằm trong hệ thống cơ khí phục vụ cho lĩnh vực sản xuất công nghiệp.
Tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM và Đại học Công nghiệp TP HCM, ngành Cơ khí được chia ra những chuyên ngành nhỏ: Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ chế tạo máy, Công nghệ Cơ điện tử.
Riêng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, một số chuyên ngành khác cũng liên quan đến Cơ khí như: Robot và Trí tuệ nhân tạo, Kỹ thuật Công nghiệp, Kỹ nghệ gỗ và nội thất.
Sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM tại hội thi lập trình, vận hành máy CNC gia công gỗ, ngày 18/7. Ảnh: UTE
Trong bốn năm học tại trường Đại học Công nghiệp TP HCM, sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về tính toán, thiết kế, thiết lập quy trình công nghệ chế tạo, cải tiến các sản phẩm cơ khí; khả năng vận hành, lắp ráp, bảo trì các thiết bị cơ khí và giải quyết những vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị trong quá trình sản xuất.
Các môn học chính: Cơ lý thuyết, sức bền vật liệu, thiết kế cơ khí, chi tiết máy, công nghệ chế tạo máy, CAD/CAM/CNC, công nghệ gia công CNC, tính toán và thiết kế cơ khí hỗ trợ bằng máy tính, nhà máy thông minh 4.0, Vật liệu cơ khí và Thí nghiệm cơ học, tối ưu hóa.
Ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, PGS.TS Trương Nguyễn Luân Vũ, Phó trưởng khoa phụ trách khoa Cơ khí chế tạo máy, cho biết sinh viên được học kiến thức chuyên ngành về vật liệu, dung sai, công nghệ thiết sản phẩm, thiết kế ngược, thiết kế khuôn mẫu và công nghệ lập trình gia công CAD/CAM/CNC.
Cả hai trường đều đưa sinh viên đi thực tập, kiến tập tại các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất để tiếp cận thực tế ngành học.
Học phí ngành Cơ khí, chương trình chuẩn ở một số trường đại học dao động 18,5-32,5 triệu đồng mỗi năm. Cụ thể như sau:
Sau bốn năm học, sinh viên ngành Cơ khí nói chung phải có khả năng phân tích và đề xuất giải pháp giải quyết cho vấn đề kỹ thuật; đọc và thiết kế bản vẽ kỹ thuật cơ khí; tính toán, thiết kế sản phẩm cơ khí; ứng dụng phần mềm trong tính toán, thiết kế tối ưu hóa sản phẩm cơ khí; lập quy trình công nghệ chế tạo cho các chi tiết máy cơ khí; lập chương trình gia công trên máy CNC.
Đồng thời, các em được rèn luyện kỹ năng vận hành, lắp ráp, bảo trì máy móc, thiết bị; xử lý sự cố trong các hệ thống sản xuất công nghiệp; kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm; tác phong, kỷ luật lao động, năng lực tự học và nghiên cứu.
Xưởng thực hành cơ khí của trường Đại học Công nghiệp TP HCM. Ảnh: IUH
Hoàn thành chương trình đại học ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật và Công nghiệp TP HCM, người học sẽ nhận bằng kỹ sư. Một số vị trí việc làm phổ biến là kỹ sư cơ khí, kỹ sư chế tạo máy, kỹ sư sản xuất, kỹ sư tự động hóa.
Tốt nghiệp Đại học Công nghiệp TP HCM, sinh viên có thể làm kỹ sư thiết kế, kỹ sư vận hành, bảo trì, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí tại các tập đoàn công nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về cơ khí.
Ở cả hai trường, tân cử nhân còn có thể trở thành chuyên viên các nhóm nghiên cứu và phát triển sản phẩm, đổi mới công nghệ tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp có liên quan đến chuyên ngành cơ khí hoặc trở thành chuyên viên tư vấn thiết kế, cán bộ quản lý, điều hành kỹ thuật.
PGS.TS Trương Nguyễn Luân Vũ, cho biết lương khởi điểm của sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM khi ra trường trung bình khoảng 12 triệu đồng mỗi tháng.
Sinh viên Đại học Công nghiệp TP HCM ra trường có thể nhận công việc với mức lương trung bình 7-12 triệu đồng mỗi tháng.
Sau 5 năm, mức lương có thể đạt 18-100 triệu đồng, tùy vị trí và kinh nghiệm làm việc.
Bạn muốn được giới thiệu về ngành nghề gì, mời ghi vào phần comment dưới bài. VnExpress sẽ mời các chuyên gia đào tạo và hướng nghiệp giúp bạn.