Trong những năm gần đây, du lịch bền vững dần được quan tâm và trở thành định hướng phát triển chính của ngành du lịch Việt Nam. Vậy du lịch bền vững là gì và đâu là các loại hình du lịch bền vững đang phổ biến tại Việt Nam? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này.
Kinh nghiệm cho sự phát triển du lịch bền vững tại Đà Lạt
Đà Lạt, với vẻ đẹp tự nhiên và khí hậu mát mẻ quanh năm, có tiềm năng trở thành một điểm đến hàng đầu cho du lịch thân thiện với môi trường.
Để thực hiện điều này, thành phố có thể tham khảo mô hình của Đài Loan trong việc triển khai hệ thống chứng nhận các công ty du lịch thân thiện với môi trường, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 14024, ISO 14044 và các tiêu chuẩn của Hội đồng Du lịch bền vững toàn cầu (GSTC).
Các tiêu chuẩn này không chỉ giúp giảm thiểu tác động đến môi trường mà còn khuyến khích sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững và bảo tồn văn hóa địa phương.
Việc thực hiện các tiêu chuẩn này đòi hỏi chính quyền Đà Lạt phải xây dựng một hệ thống đánh giá chi tiết và minh bạch.
Hệ thống này cần bao gồm các tiêu chí cụ thể như việc sử dụng sản phẩm xanh tái chế, tiết kiệm năng lượng, quản lý chất thải một cách hiệu quả, và giảm phát thải carbon.
Cụ thể, các công ty có thể bắt đầu bằng việc thay đổi thiết bị sang các loại tiết kiệm năng lượng, cung cấp các dịch vụ không sinh ra rác thải hoặc khuyến khích du khách sử dụng sản phẩm tái sử dụng như chai nước.
Để giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và thực hiện các tiêu chuẩn này, chính quyền Đà Lạt cần phối hợp với các chuyên gia môi trường để phát triển các chương trình đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật.
Ngoài ra, cần có các chính sách hỗ trợ như giảm thuế hoặc cung cấp tài trợ cho các doanh nghiệp đạt chứng nhận du lịch xanh. Qua đó, các doanh nghiệp không chỉ nâng cao được thương hiệu của mình mà còn thu hút sự chú ý từ du khách quốc tế có ý thức bảo vệ môi trường.
Như vậy, Đà Lạt cần xây dựng hệ thống chứng nhận du lịch bền vững minh bạch, khuyến khích doanh nghiệp tham gia để tạo lợi thế cạnh tranh. Tận dụng sản phẩm nông nghiệp địa phương phát triển du lịch sinh thái và ẩm thực xanh sẽ nâng cao giá trị thương hiệu.
Đồng thời, cần đẩy mạnh triển khai phương tiện giao thông thân thiện với môi trường như xe đạp, xe điện nhằm giảm ô nhiễm. Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá Đà Lạt như một thành phố xanh, điểm đến lý tưởng cho du lịch bền vững tại Việt Nam.
Ngành chăn nuôi - Cơ hội và thách thức đối với phát triển bền vững của Mỹ Latinh
Thứ sáu, 09/09/2016 14:59 (GMT+7)
Ngành chăn nuôi đem lại hàng tỷ USD mỗi năm cho kinh tế Mỹ Latinh và chiếm tới 46% Tổng sản phẩm nông nghiệp khu vực. Tuy nhiên, lĩnh vực này cũng đặt ra những thách thức và đe dọa đối với sự phát triển bền vững do những tác động xấu đối với môi trường.
Số liệu của Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) cho biết chỉ với 13,5% tổng dân số trên toàn cầu, nhưng Mỹ Latinh hiện sản xuất tới 23% thịt bò và thịt trâu, và 21,4% thịt gia cầm trên thế giới. Khu vực cũng là nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới về các sản phẩm trên cũng như đối với thịt lợn và sữa. FAO dự báo tới năm 2050, nhu cầu thế giới về các sản phẩm có nguồn gốc động vật sẽ tăng 70%. Đây là một cơ hội để phát triển kinh tế và giảm nghèo đói tại Mỹ Latinh một khi các chính phủ trong khu vực đưa ra các chính sách phù hợp và thúc đẩy một hệ thống chăn nuôi bền vững, thân thiện với môi trường.Tuy nhiên, FAO nhận định việc sản xuất của các hộ chăn nuôi nhỏ lại chiếm gần 80% tổng sản lượng và phần lớn người nông dân vẫn áp dụng mô hình chăn thả gia súc, gia cầm truyền thống mà không tính tới các tác hại đối với môi trường. Ngoài ra, mặt trái của việc mở rộng chăn nuôi là hơn 70% diện tích đồng cỏ và đất đai bị thoái hóa, tỉ lệ phá rừng tăng cao, mất đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên nước và lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính cao. Theo FAO, ngành chăn nuôi có tác động đáng kể tới biến đổi khí hậu, với lượng khí thải ước tính khoảng 7,1 tỷ tấn CO2 mỗi năm, chiếm 14,5% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu. Lượng khí thải ô nhiễm trong sản xuất thị bò và sữa chiếm tương ứng 41% và 29%. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo chính phủ các quốc gia trong khu vực cần khẩn trương chuyển đổi cấu trúc trong lĩnh vực này hướng tới một ngành sản xuất thân thiện với môi trường, xã hội nhưng vẫn đạt các mục tiêu phát triển kinh tế đề ra.Mỹ Latinh hiện đóng góp tới 15,5% tổng sản lượng lương thực trên thế giới, trong đó có một số sản phẩm nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao như 63% xuất khẩu đường, 58% đậu tương, 53% cà phê và hơn 30% ngô và thịt các loại./.
Phát triển du lịch bền vững cần gì?
Du lịch bền vững ngày càng nhấn mạnh vào sự cân bằng giữa các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường và văn hóa, với mục tiêu không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn hướng đến sự phát triển lâu dài.
Liên Hiệp Quốc xác định ngành du lịch cần chịu trách nhiệm về các khía cạnh này, đặc biệt là trong việc thúc đẩy du lịch ít phát thải carbon và phát triển bền vững.
Du lịch bền vững cũng tập trung vào việc tôn trọng văn hóa xã hội địa phương, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên, và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường và văn hóa.
Các doanh nghiệp du lịch phải chuyển đổi để đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững, bao gồm nâng cấp cơ sở hạ tầng và thay đổi quy trình phục vụ.
Hội đồng Du lịch bền vững toàn cầu (GSTC) hỗ trợ trong việc thiết lập tiêu chuẩn, đào tạo, và chứng nhận các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động bền vững, cũng như khuyến khích du khách lựa chọn các hình thức du lịch có trách nhiệm. Sự phát triển này không chỉ giúp ngành du lịch đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, mà còn góp phần bảo tồn giá trị văn hóa và thiên nhiên cho thế hệ tương lai.
Đẩy mạnh đầu tư, tuyển dụng nhân sự
Năm 2024, dự báo các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới vẫn còn hiện hữu và tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Song theo các chuyên gia kinh tế, ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng, là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Kiên định với chiến lược sản xuất nông nghiệp quy mô lớn trên nền tảng hữu cơ, năm 2024, THACO AGRI tiếp tục đầu tư 5.800 tỷ đồng vào các dự án đầu tư xây dựng, trồng mới, chăn nuôi tạo nền tảng để phát triển nông nghiệp bền vững. Theo đó, THACO AGRI thực hiện trồng mới 7.600 hecta chuối, nâng tổng diện tích sản xuất chuối lên 11.600 hecta. Ngoài ra, Tập đoàn cũng đặt kế hoạch nâng tổng số đàn bò đến cuối năm 2024 là 151.500 con, sản lượng bò xuất bán ước đạt 17.200 con; tổng diện tích cây ăn trái kết hợp chăn nuôi bò là 7.100 hecta và diện tích cây lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi bò là 580 hecta, sản lượng trái cây ước đạt 7.200 tấn....Đồng thời, tiếp tục chăm sóc thu hoạch mủ cao su trên tổng diện tích 9.500 hecta, sản lượng mủ cao su dự kiến đạt 14.400 tấn; tổ chức chăn nuôi heo với tổng đàn 136.600 con, sản lượng heo thịt xuất bán năm 2024 ước đạt 158.800 con; sản xuất 120.000 tấn thức ăn chăn nuôi; tiếp tục phát triển dự án nuôi cá nước ngọt giá trị cao, trong đó hoàn thiện trại cá giống và nuôi đại trà cá thịt.
Để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, THACO AGRI đang đẩy mạnh tuyển dụng 12.600 nhân sự, nâng tổng số nhân sự biên chế của THACO AGRI đến cuối năm nay là 34.300 nhân sự. Trong đó, Tập đoàn tập trung tuyển dụng công nhân tại các địa phương thuộc Lào, Campuchia và nhân sự kỹ thuật sản xuất trồng trọt, chăn nuôi là người nước ngoài.
Song song với hoạt động sản xuất kinh doanh, THACO AGRI cũng luôn quan tâm, chăm lo đời sống cho người lao động như: xây dựng các khu nhà ở miễn phí, các cửa hàng tiện ích; thực hiện ký hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; thành lập các phòng y tế khám và cấp phát thuốc miễn phí cho người lao động khi đau ốm; tổ chức lớp học miễn phí cho con em người lao động Campuchia…
Với tầm nhìn “Trở thành Tập đoàn nông nghiệp hàng đầu khu vực ASEAN vào năm 2025”, THACO AGRI đã và đang đẩy mạnh đầu tư, sản xuất kinh doanh theo lộ trình bài bản, nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm Việt khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời, hoàn thiện các chính sách, chế độ và xây dựng môi trường làm việc văn hóa, thuận tiện để thu hút đội ngũ nhân sự phù hợp, hướng đến phát triển bền vững.