Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Từ điển tiếng Nghệ An khó hiểu nhất
Tiếng Nghệ An có rất nhiều từ khó hiểu khiến cho đối phương băn khoăn, thậm chí có thể hiểu sai ý nghĩa câu nói. Cụ thể như sau:
Một số từ điển tiếng Nghệ An xưa
Tiếng Nghệ An xưa vẫn còn sử dụng phổ biến tới hiện nay. Dưới đây là những từ thông dụng để bạn tra cứu:
Từ điển Nghệ An một số từ địa phương
Dưới đây là những từ địa phương Nghệ An để bạn tham khảo:
Câu hỏi thường gặp về tiếng Nghệ An
Nỏ tiếng nghệ an có nghĩa là “không đâu”. Ví dụ, nếu bạn hỏi người Nghệ “Có muốn ăn cơm tối không?”, thì người Nghệ có thể trả lời “nỏ” hoặc “nỏ mô”, “nỏ ăn” có nghĩa là “không muốn ăn đâu”.
Theo tiếng địa phương, “khu” có nghĩa là mông, còn “mấn” là váy. Cụm từ này được người dân xứ nghệ sử dụng những năm 60 – 70 của thế kỷ XX, người dân Nghệ An thường dùng từ “khu mấn” để chỉ các chị em lao động. Họ mặc váy đen làm từ vải thô và thường xuyên bị bẩn ở phần mông khi ngồi trên các bãi cát hoặc bãi cỏ để trò chuyện sau một ngày làm việc vất vả.
Cụm từ “khu mấn” dùng để chỉ phần mông của quần vừa xấu vừa bẩn. Nó cũng được dùng theo nghĩa bóng để miêu tả giá trị thấp của công việc và thái độ không tốt đối với người mà người nói không ưa. Ví dụ, “Nhìn cái áo mới của mi cứ như cái khu mấn ấy!”, chúng ta có thể hiểu là người nói đang chê cái áo mới mua của đối phương không đẹp. Ngoài ra, “khu mấn” biểu thị ý nghĩa là “nghèo”, “làm ăn không được”, “chẳng có gì”.
“Từ điển Nghệ An” là nguồn tư liệu quý giá giúp bảo tồn và phát huy văn hóa, ngôn ngữ vùng Nghệ An. Từ điển này không chỉ lưu giữ nét đẹp ngôn ngữ mà còn là cầu nối tri thức, kết nối các thế hệ. Qua đó, góp phần giữ vững bản sắc văn hóa địa phương trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm: Dân số Nghệ An là bao nhiêu? Đôi nét tổng quan về Nghệ An Nghệ An thuộc miền nào? Đôi nét về điều kiện địa lý tự nhiên
(Baonghean.vn) - Nghi Lộc vốn được biết đến là một trong những vùng đất có giọng nói đặc trưng nhất Nghệ An với ngôn ngữ nói không dấu, nhiều âm bị biến thanh, biến sắc và dùng nhiều từ thổ ngữ. Và cũng là 'dân' Nghi Lộc nhưng giọng nói của vùng 'Phúc - Thái - Thọ' lại khác biệt hoàn toàn với phần còn lại của huyện này.
Xem Clip chàng trai người Nghi Thái kể chuyện "Con rận":
Các xã Nghi Thái, Phúc Thọ trước nay vẫn được gọi chung là 'Phúc Thái Thọ'. Nhân dân các xã này sống trên một khu vực địa lý và có chung giọng nói, phong tục tập quán. “Ca co cuông, ca co đuôi” (cà có cuống, cá có đuôi) là cách nói của họ. Tuy có nét chung nhưng với cư dân bản địa họ vẫn có thể phân biệt được 6 - 7 giọng nói khác nhau ngay cùng trên một xã như Nghi Thái. Sự khác biệt trong mỗi giọng nói căn cứ vào âm vực, độ nặng nhẹ khi phát âm. Đặc điểm chung của ngôn ngữ nói vùng Phúc Thái Thọ vẫn là câu từ mất dấu, sử dụng nhiều từ thổ ngữ và bị biến sắc như: 'toi – tỏi, cẳng – chân, oi – giỏ, gon – cói; chơ ma – nhưng mà, đi tầy – đi kìa, hấn lợ cây rây – lỡ việc thì ngại'…
Người dân Nghi Lộc thường sáng tác và lưu truyền nhiều bài thơ, bài vè bằng chất giọng quê mình với sự trìu mến và tự hào. Hiện nay trên các diễn đàn, mạng xã hội không khó để bắt gặp những câu thơ, câu hát, bài vè bằng giọng Nghi Lộc. Những câu chuyện có thật được kể bằng sự hài hước với chất giọng không thể lẫn vào đâu khiến nhiều người không kịp hiểu nhưng vẫn thấy rất buồn cười.
Bài vè của một ông đồ gửi cô bán hàng người Quỳnh Lưu được lưu truyền qua nhiều thế hệ người dân 'Phúc Thái Thọ' là một ví dụ:
O bán háng nay đã mấy tuồiNước o còn nọng hay đã nguồiTrên hạ lụng lặng một gói nẻmLơ thơ dưới mọc mấy quả chuồiBánh mỏng, bánh dày đều trơn mợKhoai môn, khoai ngá phải chấm muồi...
Cô bán hàng nước đã mấy tuổiNước cô còn nóng hay đã nguộiTrên treo lủng lẳng một gói nemLơ thơ dưới móc mấy qủa chuốiBánh mỏng bánh dày đều trơn mỡKhoai môn, khoai ngứa phải chấm muối
Khi chúng tôi đem thắc mắc về nguồn gốc giọng nói ở đây hỏi những người lớn tuổi nhất ở vùng 'Phúc Thái Thọ' thì không ai ở vùng “Nghi Lộc ngữ” hiểu vì sao dân quê mình lại nói như vậy. Họ chỉ biết rằng, thuở mình sinh ra đã nghe ông bà, cha mẹ nói và mỗi đứa trẻ ở đây sớm được truyền chất giọng đặc biệt này từ lúc bập bẹ học nói. Cứ thế đời này truyền qua đời khác nối nhau bằng chất giọng thân thương không lẫn vào đâu được. Người dân Nghi Thái, Phúc Thọ rất khó pha đổi giọng khi ra giao tiếp bên ngoài. Chính vì vậy họ thường sử dụng từ ngữ phổ thông bằng chất giọng bản địa khi giao tiếp với người ngoài vùng.
Ngoài mất dấu khi nói và nói nhanh, người Phúc Thọ còn dùng thêm một số từ đệm vào đầu câu hoặc cuối câu như: 'woa', giọng cũng được đai dài ra khiến nhiều người có cảm giác như thán từ…
Cùng xem đoạn clip đối thoại của người dân vùng 'Phúc Thái Thọ':
Một đoạn trò chuyện của 2 cô gái Phúc Thọ. Cô chị tên Thảo, cô em tên Nga:
- woa, Nga đi mô vê đo…? (Ôi, Nga đi đâu về đó?)
- Nga đi sang nha cô Binh vê. Chị Thao lấy Nga mánh nác vơi! (Nga đi sang nhà cô Bình về, chị Thảo lấy cho Nga miếng nước với)
- Răng đi ma không kêu chi Thao vơi, tiếc he (sao đi mà không kêu chị Thảo với, tiếc quá)
Không chỉ nói giọng khó nghe mà người Phúc Thọ còn dùng các phương ngữ, thổ ngữ như: 'nác là nước, kênh – cơm, mói - muối, cơi - sân, đọi - bát,...'
Ở Nghi Lộc có nhiều xã có cách nói khác nhau. Tiếng nào cũng khó nghe, khó hiểu. Thậm chí trong một xã có nhiều thôn chỉ cách nhau một con đường, đoạn kênh cũng đã khác nhau trong giọng nói. Và người 'Phúc Thái Thọ' vẫn thấy tự hào vì sự đặc biệt của mình với 'phần còn lại'. Người vùng này dẫu có bôn ba khắp 5 châu thì chỉ cần nghe giọng nói là nhận ra nhau, tìm đến, xích lại gần nhau.
Các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ cho rằng, nguyên nhân của sự khác biệt này đầu tiên là hiện tương “na ná nhau” về thanh điệu. Nhưng về bản chất, đối với tai nghe của người nói tiếng Việt phổ thông thì “na ná nhau” chứ đối với người bản địa, các thanh điệu tiếng Việt ở đây vẫn được “tri nhận” ra sự khác nhau. Hiện tượng này được cho là rất “bình thường”. Vì, cho dù khó nghe đến đâu thì giọng nói của cư dân ở đây vẫn là giọng nói của những người nói tiếng Việt chính hiệu. Chỉ có điều là giọng nói ấy hoặc đã lưu giữ trạng thái tiếng Việt khá cổ xưa hoặc có những biến âm khá “đặc biệt” so với giọng phổ thông mà thôi.
Giọng nói của người 'Phúc Thái Thọ' không chỉ là nét đẹp văn hóa trong đời sống của bà con nơi đây mà còn góp phần làm phong phú thêm tiếng Nghệ và văn hóa người Nghệ.
Mình trả lời: "Em nói với mọi người thì có thể nói tiếng Bắc, nhưng nói với chị gái thì nói tiếng quê em cho dễ nghe hơn”.
Chỉ có vậy mà 2 vợ chồng lời qua tiếng lại, cãi nhau khá to, đã hơn 1 tuần trôi qua vẫn chưa hạ hoả được.
Trước đây, 2 chị em nói tiếng Nghệ An với nhau, chồng không ý kiến, vì chồng hiểu hết. Nhưng giờ mẹ chồng thấy khó nghe, nên mới sinh chuyện nhắc chồng mình bảo vợ đừng nói tiếng Nghệ An trong nhà. Mình nghĩ yêu cầu này là vô lý, và không chấp nhận. Mình vẫn muốn nói thoải mái tiếng mẹ đẻ với chị gái và người thân nhà mình, dù là đang ở nhà chồng hay ở đâu.
Mình không thể thốt lên giọng Bắc với chị gái mình được. 2 vợ chồng mình rất khó chịu, đành nhờ mẹ chồng phân giải. Mẹ chồng bảo, chuyện 2 đứa tự giải quyết, nhưng bà vẫn nói: Tốt nhất, con nói được tiếng Bắc thì cứ nói lúc ở nhà, có người nhà chồng. Mẹ đẻ mình cũng biết chuyện, đã nhắc mình “thôi thì con nhập gia tuỳ tục”.
Mình nghe mẹ cũng nhịn, nhưng trong lòng rất ấm ức với cảm giác chồng, mẹ chồng xem thường giọng Nghệ An và họ không thích mình nói tiếng mẹ đẻ. Mỗi lúc 2 chị em mình gặp nhau, chia sẻ, nói giọng Bắc, mình và chị đều rất ngượng mồm, khó chịu. Mình phải làm sao để giải toả bức xúc này? Có ai rơi vào hoàn cảnh như mình không?