Tu viện nằm tại phường Hiệp Thành, quận 12,thành phố Hồ Chí Minh. Đây là cơ sở 3 của Học viện Phật giáo Việt Nam, có tổng diện tích lên đến khoảng 17.000m2.

Hướng dẫn đi đến Tu viện Vĩnh Nghiêm

Tu viện Vĩnh Nghiêm cách xa trung tâm Sài Gòn khoảng 15km. Nằm một vị trí ngoại thành, cách xa với trong trung tâm. Nhưng đường đi cũng khá dễ dàng, một vài hướng dẫn như sau:

Từ trung tâm Sài Gòn, bạn đi theo hướng Tây Bắc, hướng từ Trường Chinh về Phan Huy Ích. Đến vòng xuyến, bạn đi theo lối vào Xa lộ Hà Nội tới Thủ Đức. Tiếp tục đi khoảng 4,3km nữa. Bạn tiếp tục rẽ trái vào đường Lê Văn Khương. Và đi thêm 1,4km, bạn rẽ trái vào đường HT31. Tại đây, bạn đi thêm khoảng 300m nữa sẽ thấy tu viện Vĩnh Nghiêm nằm bên phía tay trái. Để thuận tiện trong việc di chuyển, bạn nên dùng sự hỗ trợ của Google Maps

Hoặc bạn có thể di chuyển đến đây bằng xe bus. Các tuyến xe bus có thể đến Tu viện Vĩnh Nghiêm như xe bus số 36,62,48,146 và 78. Các tuyến xe đều dừng lại ở trạm gần chùa và đi bộ vào một khoảng cũng không quá xa.

Bạn có thể di chuyển bằng xe máy tự túc. Tu viện có bãi giữ xe máy miễn phí kế bên rộng rãi, thoáng đạt. Ngoài ra bạn có thể đến bằng các phương tiện công cộng khác như grab, taxi,...

Ăn uống khi đến Tu viện Vĩnh Nghiêm

Bạn có thể thưởng thức các món chay bên trong tu viện Vĩnh Nghiêm rất ngon, đậm đà và bắt mắt. Ẩm thực chay tại tu viện mang hương vị chay thơm lừng. Đã để lại dấu ấn khó quên trong lòng du Phật tử hay du khách.

Ngoài ra còn một số quán ăn chay hoặc mặn khác xung quanh chùa. Gồm có hủ tiếu, cơm,...bạn có thể dùng thử.

Các chi tiết tinh xảo, độc đáo trong tu viện Vĩnh Nghiêm

Từ xa nhìn lại phía Chánh điện, kiến trúc 8 mái đao cong quen thuộc mà du khách có thể bắt gặp tại những công trình như: Đền Ngọc Sơn, chùa Tam Chúc hay chùa Ba Vàng. Điểm nhấn được biệt trên phần mái là hình rồng chầu được điêu khắc công phu. Phần mái ngói đỏ, kết hợp với màu xám các chi tiết, lại được treo thêm những chiếc đèn lồng, tạo nên tổng thể một ngôi chùa  uy nghi nhưng cũng rất đỗi quen thuộc.

Cầu thang dẫn lên Chánh điện chùa tu viện Vĩnh Nghiêm quận 12 được điêu khắc hình rồng cùng nhiều mảng họa tiết công phu. Chính giữa cầu thang có chạm một chiếc trống đồng màu vàng với các hoạt tiết đặc trưng như ngôi sao trung tâm – đại diện cho mặt trời, nguồn năng lượng thiên nhiên tối cao, chim lạc, chim hồng – khát vọng vươn tầm, các loài hươu, nai,…

Khác với nhiều những ngôi chùa trong cả nước, tất cả các bức hoành phi, đối liễn trong tu viện đều được viết bằng chữ Quốc ngữ, thay vì chữ Nôm hoặc chữ Hán. Sự thay đổi này không chỉ dễ dàng cho Phật tử tới hành hương, hay du khách trong hành trình tham quan, mà còn hướng tới một ngôi chùa Thuần Việt tới từng chi tiết.

Đặt tay trên những lan can tại tu viện Vĩnh Nghiêm được làm bằng đá xanh hoài cổ, du khách có thể nhìn thấy những hình ảnh rất quen thuộc như hoa sen, mây, Tứ linh, con gà, quả mướp – những vật liên quan tới quá trình tu tập. Cùng với đó là những thành ngữ, tục ngữ quen thuộc với người Việt hay lời Phật dạy cũng được điêu khắc lên trên đá, đặc biệt là lời dạy của Phật hoàng Trần Nhân Tông – vị sáng tổ phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Bên trong tu viện Vĩnh Nghiêm q12, du khách có lẽ sẽ ngỡ ngàng bởi kiến trúc tinh xảo và đồ sộ. Tu viện cố gắng tối đa các công trình gỗ thật, với mong muốn gìn giữ một nghề truyền thống. Từ hàng cột trụ bằng gỗ, các tượng pháp cũng được gia công tại Việt Nam. Các chi tiết trong văn hóa truyền thống Việt như Tứ linh, mai, lan, cúc, trúc cũng được lồng ghép tinh tế. Để tăng thêm giá trị, các bức tượng pháp, hoành phi, câu đối hay những mảng họa tiết được sơn son thếp vàng, tạo nên vẻ xa hoa nhưng không mất đi vẻ tôn nghiêm của một ngôi chùa.

Một trong những điểm thú vị nhất trong thiết kế của tu viện Vĩnh Nghiêm có lẽ là những bức Phi Thiên được khắc trên gỗ. Vốn dĩ những bức Đôn Hoàng Phi Thiên là hình ảnh gắn liền với con đường tơ lụa, mang dấu ấn văn hóa Trung – Ấn. Nhưng tu viện lại chọn chạm trổ theo khuôn mặt rất Việt Nam, kết hợp cùng áo tứ thân – trang phục của người phụ nữ miền Bắc thế kỷ XX.

Thông tin cần biết thêm về Tu viện Vĩnh Nghiêm

Tu viện Vĩnh Nghiêm tọa lạc tại một mảnh đất rộng lớn, thanh tịnh. Tại đường HT 31, phường Hiệp Thành, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tu viện Vĩnh Nghiêm có các khung giờ mở và đóng cửa như sau:

Du khách không phải trả tiền để vào tham quan Tu viện Vĩnh Nghiêm. Sẽ được hoàn toàn miễn phí. Vì thế, nếu du khách muốn có một chuyến du lịch tiết kiệm mà yên bình hơn thì Tu viện Vĩnh Nghiêm là điểm đến hoàn hảo và tuyệt vời.

Giới thiệu về Tu viện Vĩnh Nghiêm

Vào năm 1971, Hòa thượng Thích Tâm Giác đã mua 12 hecta đất tại xã Tân Thới Hiệp, tổng Bình Thạnh Trung, tỉnh Gia Định (quận 12 ngày nay) để dựng xây tu viện và nghĩa trang Vĩnh Nghiêm. Hiện nay, tổng diện tích của ngôi chùa là 17.000m2. Do phần lớn đất đã hiến cho chính quyền địa phương mở mang trường học và làm rộng đường đi.

Lúc bấy giờ, thời kỳ chiến tranh khắc nghiệt chưa đủ duyên lành để thực hiện ước muốn. Sau ngày hòa bình tái lập. Với mong ước gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Thượng tọa Thích Thanh Phong (trụ trì đời thứ ba) và Thượng tọa Thích Giác Dũng (trụ trì hiện tại) đã thống nhất xây dựng một ngôi tự viện mang đậm nét lối kiến trúc Đại Việt. Nhằm đáp đền ân sư của tiền bối, nhiều năm vận động thủ tục và tài chính. Lành thay đã được các cấp hữu quan chấp thuận và hỗ trợ xây dựng tu viện.

Ngày 26/9/2009 đã khởi công xây dựng. Dưới sự chứng minh của chư tôn giáo phẩm Trung ương, Thành hội và các ban ngành tại thành phố lẫn địa phương. Bên cạnh đó, còn có chư Tăng Ni, Phật tử một số quận huyện tỉnh thành gần xa cũng về tham dự. Đặc biệt hơn, một số Phật tử các tỉnh phía Bắc vào và đại diện Phật giáo từ Cộng Hoà Séc cũng có mặt. Và có cả cụ bà là thân mẫu của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Lượng người rất đông là trên 500 người.

Tu viện Vĩnh Nghiêm được hình thành theo phong cách kiến trúc chùa truyền thống, cổ kính của vùng đồng bằng sông Hồng. Sau hơn 10 năm nộp đơn xin phép với đủ các loại thủ tục. Tu viện Vĩnh Nghiêm được chính thức khánh thành vào tháng 12/2020.

Bên cạnh là một nơi tâm linh cho các tín đồ Phật tử đến lễ bái, công quả. Tu viện Vĩnh Nghiêm còn là cơ sở thứ 3 của Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ lúc nơi đây được khánh thành, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, cúng vái.

Chụp ảnh tại Tu viện Vĩnh Nghiêm

Một nơi tuyệt mĩ giữa Sài Gòn vừa là nơi để có thể đến viếng hay chụp ảnh với nhiều góc chụp tuyệt vời. Với nét đẹp thật bình yên, không gian huyền ảo mát mẻ. Sẽ mang lại cho bạn những bức ảnh xinh xịn sò, đẹp mắt. Nhiều người thường hay chụp với một số góc như cổng tu viện với lối kiến trúc là cổng tam quan rất bắt mắt. Hay sân cỏ gần hồ cá koi rất thiên nhiên và bình dị.

Vào những dịp Tết, các Lễ lớn của Phật giáo. Du khách và Phật tử đến đây khá nhiều, mang áo dài thướt tha để chụp ảnh cùng với những phong cảnh tu viện.

Khám phá lối kiến trúc thuần Việt độc đáo

Tu viện Vĩnh Nghiêm là một trong những ngôi chùa đẹp nhất tại quận 12, thành phố Hồ Chí Minh. Bởi được xây dựng theo lối kiến trúc thuần Việt. Mang đậm nét bình dị và đơn giản của dân tộc Việt Nam. Những chi tiết cụ thể về hình ảnh bình dị đó là mái ngói đỏ âm đương, được lợp một cách kĩ càng và tinh tế .

Tu viện Vĩnh Nghiêm gồm có các công trình như Chánh điện, Tổ đường, Giảng đường, Trai đường, Tăng xá, một khu tháp Tổ khai sơn, tháp Chuông, tháp Quan Âm… Toàn bộ tu viện được thiết kế và thi công bởi chính người dân Việt Nam. Tạo nên một công trình hoàn toàn thuần Việt đặc sắc. Trên các bức tường đá hay vách gỗ của tu viện được khắc họa những hoa văn rất kĩ càng, tỉ mỉ. Hay họa tiết truyền thống như mai, lan, cúc và tứ linh - 4 linh vật gồm long, lân, quy, phụng.

Ngoài ra, trên các lan can đá bậc thang của tu viện được khắc họa các hình ảnh, câu ca dao rất hay. Nhằm giúp cho việc tu tâm dưỡng tính, nhắc nhở chúng ta những đạo lý làm người cao đẹp.

Khi vào trong chánh điện (Phật điện).  Bạn sẽ nhìn thấy được sự uy nghi, tinh tế của tu viện với sắc vàng bao phủ từ các bức tượng Phật cho các cổng vòm. Cùng với đó là các bức hoành phi, câu đối được điêu khắc trên những cái cột lớn trong điện. Không chỉ để trang trí mà bên cạnh đó còn giúp cho Phật tử hay du khách được chiêm nghiệm về ý nghĩa của nó.

Khuôn viên nơi đây tràn ngập sắc xanh của cây lá. Từ những cây thông cao vút, hoa giấy dịu dàng đến những cây phượng vĩ rực rỡ. Cùng tiếng gió của những lá cây xào xạc, êm nhẹ. Tiếng chim hót líu lo hòa quyện với nhau vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, thơ mộng. Tô điểm thêm cho khuôn viên tu viện một vẻ đẹp thanh bình, yên tĩnh. Mang đến cho người ta cảm giác thư thái, giải tỏa những áp lực căng thẳng sau những buồn phiền trong cuộc sống.

Đặc biệt, hai bên chánh điện tu viện còn được thiết kế hồ cá Koi mang nhiều màu sắc sặc sỡ. Việc nuôi những chú cá Koi vừa mang đến vẻ đẹp cho tu viện. Mà cò là lời cầu chúc đến Phật tử và du khách. Vì đây là loài cá mang ý nghĩa của sự may mắn. Thể hiện cho sự nghị lực, kiên định với mong ước của bản thân.