Năm 2022 chính sách tiền lương tối thiểu có sự điều chỉnh tăng từ tháng 7, điều này có làm ảnh hưởng đến mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2022. Chi tiết mức tiền lương đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện mới nhất 2022 sẽ được eBH chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Mức đóng BHTN của người lao động
Người lao động tham gia Bảo hiểm thất nghiệp trong giới hạn mức đóng như sau:
Nếu doanh nghiệp chậm đóng BHTN sẽ bị phạt hành chính theo quy định tại khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/20222/NĐ-CP. Doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.
Xem thêm: Trợ cấp thất nghiệp 01 lần
Bài viết trên đã cập nhật sự thay đổi trong tỷ lệ trích đóng BHTN cho doanh nghiệp được áp dụng từ ngày 01/10/2022. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết quý doanh nghiệp đừng chần chờ mà hãy kết nối với chúng tôi. Liên hệ với AZTAX theo thông tin liên lạc bên dưới để được chúng tôi tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2022
Căn cứ theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP mới đây về điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2022 tăng thêm 6% từ tháng 7/2022, sự thay đổi này ít nhiều cũng sẽ tác động đến mức tiền lương tháng tính đóng BHXH bắt buộc.
Vậy tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc gồm những khoản nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 89 Luật BHXH sửa đổi bổ sung năm 2014 có quy định về tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc gồm có 3 khoản sau:
Các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Dưới đây là chi tiết mức đóng BHXH năm 2022 áp dụng với từng nhóm đối tượng.
Lưu ý: Một số cụm từ viết tắt sử dụng trong bài viết:
HT-TT: Mức đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc vào quỹ hưu trí, tử tuất,
TNLĐ-BNN: Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
BHYT: Bảo hiểm y tế đối với người lao động (không thuộc khối nhà nước)
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu từ 1/7/2022
Căn cứ theo điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về mức tiền lương tối thiểu hàng tháng đóng BHXH bắt buộc với từng nhóm đối tượng là người lao động (NLĐ) như sau:
(1) Đối với NLĐ làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường thì mức tiền lương tháng đóng bhxh bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
(2) Đối với NLĐ làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
(3) Đối với NLĐ làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
(4) Đối với NLĐ làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Như vậy, việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2022 sẽ dẫn đến việc tăng mức đóng BHXH bắt buộc tối thiểu như sau: (đơn vị: đồng/tháng)
Người làm việc trong điều kiện bình thường
Người đã qua học nghề, đào tạo nghề
Người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Người làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Công việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo nghề
Công việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo nghề
Bảng tiền lương tối thiểu đóng BHXH bắt buộc từ tháng 7 2022
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu và tối đa từ 01/7/2022
Nội dung Nghị quyết 116/NQ-CP hỗ trợ doanh nghiệp trong mùa dịch
Cơ quan Nhà nước hiểu được những khó khăn trong tình hình dịch bệnh COVID-19. Doanh nghiệp và cả người lao động đều bị ảnh hưởng nặng nề. Chính phủ ban hành Nghị quyết 116/NQ-CP nhằm hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn trong dịch bệnh COVID-19.
Nội dung trong Nghị quyết có đề cập đến giảm tỷ lệ mức đóng BHTN cho đơn vị sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Trong đó, nội dung đề cập cụ thể tới đối tượng áp dụng, tỷ lệ giảm đóng BHTN và thời gian thực hiện. Cụ thể như sau:
Người sử dụng lao động quy định tại Điều 43 của Luật Việc làm (không bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên) đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp trước ngày 01 tháng 10 năm 2021.
Người sử dụng lao động được giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
c) Thời gian thực hiện giảm mức đóng
12 tháng, kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022.
Như vậy, trong khoảng thời gian từ 01/10/2021 – 30/09/2022, tỷ lệ trích đóng BHTN được giảm từ 1% xuống 0%. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp được miễn đóng BHTN trong khoảng thời gian trên.
Kết luận, kể từ ngày 01/10/2022, chính sách miễn giảm này chính thức hết hiệu lực. Chủ doanh nghiệp sẽ phải có những hiệu chỉnh trong mức đóng BHTN để phù hợp với quy định trên. Vậy mức đóng BHTN sau ngày 30/09/2022 là bao nhiêu? Cùng tìm hiểu nội dung này tại phần tiếp theo của bài viết.
Mức đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động nước ngoài
Đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi tham gia BHXH bắt buộc, trước đó chỉ phải đóng 1,5% vào quỹ BHYT, người sử dụng lao động sẽ đóng 3% vào quỹ ốm đau thai sản.
Từ năm 1/1/2022 người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam buộc phải đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Căn cứ, theo Nghị định 143/2018/NĐ-CP và Thông báo 4447/TB-BHXH ngày 22/12/2021, từ ngày 01/01/2022, người lao động là công nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tham gia các chế độ bảo hiểm gồm: ÔĐ-TS; BHTNLĐ-BNN; HT-TT mức đóng được quy định giống với mức đóng của người lao động Việt Nam.
Mức đóng BHXH 2022 của người lao động nước ngoài được thể hiện cụ thể như trong Bảng 2 dưới đây:
Bảng 2: Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động nước ngoài năm 2022
Tỷ lệ trích % tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động nước ngoài năm 2022
Từ ngày 1/7/2022 – 30/9/2022 Người sử dụng lao động sẽ phải đóng 0,5% mức đóng vào quỹ TNLĐ-BNN của người lao động nước ngoài. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn là (0.3%).
Tin liên quan > Quy định đóng BHXH đối với người lao động được trả lương bằng ngoại tệ
Mức đóng Bảo hiểm thất nghiệp từ 01/10/2022
Trong bối cảnh nền kinh tế đang dần được hồi phục bởi từ dịch bệnh COVID-19. Hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đang có được sự phát triển, tuy không đáng kể nhưng là một dấu hiệu tích cực.
Chính vì thế, mức đóng BHTN sẽ có sự thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế. Hiệu chỉnh trong mức đóng BHTN từ ngày 01/10/2022 nhằm đảm bảo nguồn quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Từ đó, có thể chia sẻ rủi ro cho người lao động và cả đơn vị sử dụng lao động. Doanh nghiệp sẽ tiếp tục áp dụng mức trích đóng BHTN như trước.
Căn cứ theo Điều 57 Luật Việc làm (2013), mức đóng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng của các đối tượng này được xác định như sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động chính là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người đó (theo Điều 58 Luật Việc làm 2013).
Như vậy, sau khi Nghị quyết 116/NQ-CP hết hiệu lực (sau ngày 30/09/2022), doanh nghiệp khi thực hiện nghiệp vụ tham gia chế độ Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động cần phải hiệu chỉnh lại tỷ lệ trích đóng BHTN.
Cụ thể, doanh nghiệp sẽ áp dụng mức đóng BHTN là 1% (trích từ quỹ lương tháng của toàn bộ người lao động) từ ngày 01/10/2022. Doanh nghiệp cần chú ý đến sự thay đổi về mức đóng BHTN để có thể thực hiện đúng với quy định.
Xem thêm: Cách tính trợ cấp thất nghiệp