Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 (cũng gọi là Chiến tranh vịnh Ba Tư hay Chiến dịch Bão táp Sa mạc) là một cuộc xung đột giữa Iraq và liên minh gần 38 quốc gia[21] do Hoa Kỳ lãnh đạo và được Liên Hợp Quốc phê chuẩn để giải phóng Kuwait.

Chiến sách cấm đạo của nhà Nguyễn

Vị vua kế tục Gia Long là Minh Mạng không có cảm tình với người Pháp như thái độ chung của người Á Đông lúc đó, coi người châu Âu là bọn man di, là quân xâm lược.[3] Ngoài ra ông cũng không thích cả Công giáo của Châu Âu. Trong thời kỳ Minh Mạng nắm quyền, tín đồ Công giáo bị đàn áp quyết liệt. Với những người Pháp đã từng giúp vua Gia Long, Minh Mạng tỏ thái độ lạnh nhạt nên khi Chaigneau trở lại Đại Nam không được trọng dụng nữa. Minh Mạng tuyên bố không cần phải ký thương ước giữa hai chính phủ, người Đại Nam vẫn đối xử tốt đẹp với người Pháp là đủ, ông chỉ thỏa thuận mua bán với người Pháp nhưng không chấp nhận xây dựng đặt quan hệ ngoại giao chính thức với nước Pháp, quốc thư của Pháp xin Chaigneau làm Lãnh sự Pháp ở Đại Nam không được nhà vua chú ý tới.

Vào giữa thế kỷ 19, ở Đại Nam đã có khoảng 300.000 người theo đạo Công giáo. Hầu hết các giám mục và linh mục đều nói tiếng Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha. Hầu hết người Đại Nam thời bấy giờ không thích và nghi ngờ này cộng đồng Kitô giáo. Người Pháp lại bắt đầu cảm thấy có trách nhiệm đảm bảo tính mạng cho họ. Việc triều đình Đại Nam sách nhiễu các Kitô hữu cuối cùng giúp Pháp có một lý do để tấn công Đại Nam.[4] Sự căng thẳng càng ngày càng gia tăng. Do những việc cấm đạo và tàn sát giáo dân của vua Minh Mạng mà ngay trong năm 1838 đã có sĩ quan Hải quân Fourichon đề nghị nước Pháp gửi Hải quân tới can thiệp nhưng bị Ngoại trưởng Pháp là Guizot bác bỏ.[5] Dư luận Pháp thì sôi động vì sự ngược đãi giáo dân của Minh Mạng nên ủng hộ đề nghị dùng vũ lực.[6] Khi Thiệu Trị nối ngôi có thái độ mềm mỏng hơn, cho thả một số linh mục bị bắt và tỏ ý sẽ cho tàu sang Châu Âu mua bán nhưng sự kiện đụng độ tại Đà Nẵng năm 1847 giữa tàu Pháp và Việt khiến nhà vua tức giận và ông ra lệnh xử tử ngay tại chỗ tất cả người Âu bắt được tại Đại Nam.

Khi Tự Đức lên cầm quyền, triều đình vẫn cai trị tuân theo phong cách Nho giáo.[7] Triều đình không có một biện pháp nào đối phó với phương Tây, ngược lại chỉ cấm đạo và cấm mua bán quyết liệt hơn trước.[7][8] Nhân vụ An Phong Công Hồng Bảo mưu phản, tìm cách liên hệ với các giáo sĩ để soán ngôi mà nhà vua cho công bố 2 đạo dụ cấm đoán Công giáo các năm 1848 và 1851, từ 1848-1860, đã có hàng vạn giáo dân bị tàn sát hay lưu đày.

Nguyên nhân thất bại của nhà Nguyễn

Một trong những nguyên nhân thất bại chính của nhà Nguyễn là do quân đội quá lạc hậu. Dưới thời trị vị của Tự Đức, công tác quốc phòng của nhà Nguyễn có sự tương phản rõ rệt với các triều trước. Một trong các lý do khiến tình hình quân đội suy sút là vấn đề tài chính. Thời kỳ Gia Long hay Minh Mạng, lấy phương Tây làm kiểu mẫu cho việc tổ chức quân đội, hướng đến việc quân cần tinh nhuệ, không cần nhiều, bỏ bớt số lượng người cầm cờ từ 40 người xuống 2 người trong đội ngũ đơn vị 1 vệ. Còn sang thời Tự Đức, vũ khí và trang thiết bị làm mới gần như không có. Trang bị bộ binh rất lạc hậu: 50 người mới có 5 súng, mỗi năm chỉ tập bắn 1 lần 6 viên đạn. Vũ khí được bảo trì cũng kém. Về thuỷ binh, không tàu hơi nước nào được đóng mới, thuỷ quân thậm chí không đủ khả năng bảo vệ bờ biển chống hải tặc. Việc giảng dạy binh pháp không chú trọng tới sách vở phương Tây nữa mà quay trở lại với Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo. Đời sống quân lính không được quan tâm thoả đáng, lương thực lại bị ăn bớt. Do đó tinh thần chiến đấu của quân sĩ không cao.[95]

Quan điểm khoa học quân sự của vua quan nhà Nguyễn không hề vượt quá khuôn khổ của khoa học quân sự phong kiến. Việc không bắt kịp với thành tựu mới của khoa học phương Tây thời Tự Đức khiến quân sự Đại Nam bị lạc hậu nhiều. Do đó, khi người Pháp vào xâm lược Đại Nam (1858), khoảng cách về trang thiết bị giữa quân đội nhà Nguyễn và quân Pháp đã khá xa.[95]

Trong Việt Sử tân biên, tác gia Phạm Văn Sơn lại cho rằng, Nhà Nguyễn mất nước với Tây phương chỉ là vì văn minh nông nghiệp của Á Đông hết sức lạc hậu, yếu hèn, mà văn minh khoa học cùng cơ giới của phương Tây lại quá mạnh.[96] Ngược lại, các nhà sử học Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn 1954-1975 có xu hướng quy trách nhiệm hoàn toàn cho các vua Nguyễn đối với việc mất nước rằng Nguyễn Ánh đã "cõng rắn cắn gà nhà" và Tự Đức "bán rẻ đất nước" cho thực dân.[96]

Về phía Pháp, sử gia Gosselin nói rằng các hoàng đế An Nam phải chịu trách nhiệm về sự đổ vỡ và xuống dốc của đất nước họ. Dân xứ này, quan lại, binh lính xứng đáng có được những người cầm đầu có giá trị hơn thế. Chính quyền họ đã mù quáng vì không dự liệu, không chuẩn bị gì hết.[96]

Giáo sư Nguyễn Phan Quang có ý kiến như sau:

Đồng Minh Từ 1937: Trung QuốcTừ 1941: Hoa Kỳ

Phe Trục  Nhật Bản Thái Lan (từ 1942) Quốc gia Miến Điện Trung Quốc (chính quyền Uông Tinh Vệ) Đệ nhị Cộng hòa Philippines Quân đội quốc gia Ấn Độ

Đế quốc Anh: 400.000 quân Hoa Kỳ: 3,621,383+ quân(1945) Trung Quốc: 14.000.000 quân (tất cả) Liên Xô (chỉ năm 1945): 1.747.565 quân (tất cả) Hà Lan: khoảng 50.000 quân Phương tiện (tất cả):

Đế quốc Nhật Bản: 9.000.000 quân (tất cả)7.000.000 quân (tháng 8-1945) Phương tiện (tất cả):

Thái Lan: 126.500 quân (tất cả) Quân đội quốc gia Ấn Độ: 43.000 (1942)

Úc: 17.501 tử vong[1] Canada: 1.000 tử vong[cần dẫn nguồn] Trung Quốc: 3,8 triệu lính (3,2 triệu quân của Quốc dân Đảng và 580.000 quân của Đảng Cộng sản)[2] 17 triệu dân thường chết[2] Pháp: 5.000 người Hà Lan: tử vong 27.600 New Zealand: 578 người[3] Liên Xô: 12.031 chết và mất tích,24.425 bị thương[4] Mông Cổ: 300 người[5] Anh & thuộc địa:

Hoa Kỳ: 409.000 người (161.000 người chết và mất tích, 248.000 bị thương)[6]

Chiến tranh Thái Bình Dương là một phần của Chiến tranh thế giới lần thứ hai diễn ra trên Thái Bình Dương, các hòn đảo thuộc Thái Bình Dương và vùng Đông Á, Đông Nam Á từ ngày 7 tháng 12 năm 1941 đến 2 tháng 9 năm 1945.

Trong suốt giai đoạn chiến tranh tại các nước Đồng Minh, nói chung không có sự tách biệt với Chiến tranh thế giới thứ hai, hoặc đơn giản được xem là cuộc chiến tranh với Nhật Bản. Tại Mỹ, thuật ngữ "Chiến trường Thái Bình Dương" được sử dụng rộng rãi, nhưng không bao gồm cuộc chiến tại Trung Quốc hay Nam Á.[9]

Người Nhật sử dụng tên gọi Chiến tranh Đại Đông Á (大東亜戦争, Dai Tō-A Sensō, Đại Đông Á Chiến tranh), như được nội các Nhật Bản chọn vào ngày 10 tháng 12 năm 1941, bao gồm cả cuộc chiến với quân Đồng Minh phương Tây và cuộc chiến tại Trung Quốc đang tiếp diễn. Tên gọi này được công bố rộng rãi vào ngày 12 tháng 12 với lời giải thích bao hàm cả cuộc chiến giành độc lập cho các quốc gia châu Á khỏi sự cai trị của các quốc gia phương Tây nhằm thành lập Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á. Quan chức Nhật Bản đã kết hợp cái mà họ gọi là Sự kiện Nhật-Trung (日支事変, Nisshi Jihen, Nhật Chi sự biến) vào cuộc chiến tranh Đại Đông Á.

Sau chiến tranh, trong giai đoạn Nhật Bản bị chiếm đóng, những thuật ngữ này bị cấm sử dụng trong các văn bản chính thức, cho dù vẫn được sử dụng trong các trường hợp thông thường. Tên gọi chính thức là Chiến tranh Thái Bình Dương (太平洋戦争, Taiheiyō Sensō), tên gọi này trở nên phổ biến bên ngoài nước Nhật. Ngoài ra người Nhật còn một tên gọi khác là Chiến tranh mười lăm năm (十五年戦争, Jūgonen Sensō), muốn nói đến giai đoạn từ khi xảy ra sự kiện Mãn Châu năm 1931 cho đến năm 1945.

Phe Trục: bao gồm Đế quốc Nhật Bản, chính quyền độc tài Thái Lan (tham gia liên minh với Nhật vào năm 1942 với sự kiện gửi quân xâm lược đông bắc Miến Điện), chính quyền bù nhìn Mãn Châu Quốc (cai trị Mãn Châu và một phần Nội Mông) và chính phủ bù nhìn của Nhật tại Đài Loan (kiểm soát đảo Đài Loan). Chính phủ Nhật còn cho phép một số người Triều Tiên và Đài Loan gia nhập quân đội của Nhật hoàng. Ngoài ra còn có sự tham gia của một số nhóm quân sự khác như chính phủ Vichy của Pháp, quân đội quốc gia Ấn Độ và quân đội quốc gia Miến Điện, Hải quân Đức và Ý cũng tham chiến tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Ngoài ra, một số chính phủ bù nhìn được Nhật lập ra tại các vùng chiếm đóng, tuy không tham chiến nhưng có trách nhiệm huy động tài nguyên cho Nhật, ví dụ như Đế quốc Việt Nam.

Lực lượng Đồng Minh: Hoa Kỳ (bao gồm cả lực lượng quân đội Philippines), Trung Quốc, Liên hiệp Anh (bao gồm cả Ấn Độ), Úc, Hà Lan, New Zealand, Canada, México, nước Pháp tự do và nhiều quốc gia cũng tham chiến, đặc biệt là các thuộc địa của Anh.

Liên Xô cũng tham gia chiến đấu trong hai khoảng thời gian ngắn, chiến tranh biên giới với Nhật vào năm 1938 và 1939, sau đó họ giữ vai trò trung lập cho tới tháng 8 năm 1945,[10] sau khi tham gia khối đồng Minh và đánh bại quân Nhật tại Mãn Châu.

Giữa thời điểm 1942 đến 1945, có 4 chiến trường chính của Chiến tranh Thái Bình Dương: Trung Quốc, trung tâm Thái Bình Dương, Đông Nam Á và khu vực tây nam Thái Bình Dương.

Quân đội Mỹ có tham gia vào hai chiến trường: Thái Bình Dương và Trung Quốc, Miến Điện, Ấn Độ tuy nhiên họ không đóng vai trò trung tâm trong 2 cuộc xung đột này. Tại chiến trường Thái Bình Dương, quân Đồng Minh chia các lực lượng tham chiến thành 2 vùng là Vùng biển Thái Bình Dương và Vùng tây nam Thái Bình Dương.[11]

Đến năm 1945, trước khi Nhật Bản đầu hàng, Liên Xô và đồng minh Mông Cổ đã đánh bại đạo quân Quan Đông của Nhật tại Mãn Châu, Bắc Triều Tiên, một phần Nội Mông, một nửa đảo Sakhalin, quần đảo Kuril và bán đảo Liêu Đông.

Trong thế kỷ 19, các quốc gia công nghiệp lớn mạnh như Anh, Pháp, Đức... đi theo chủ nghĩa đế quốc và thường xuyên xâm lược các xã hội phong kiến ở châu Á. Vào năm 1853, tàu chiến Mỹ đe dọa chiến tranh để ép Nhật phải chấm dứt bế quan tỏa cảng, tương tự như Ấn Độ và Trung Quốc trước đó. Nhật phản ứng bằng cách nhanh chóng công nghiệp hóa và xây dựng một nhà nước hiện đại. Nhưng khi sức mạnh quốc gia tăng lên thì Nhật Bản cũng lại đi theo chủ nghĩa đế quốc, họ chủ trương bành trướng lãnh thổ, giành giật châu Á với các cường quốc phương Tây[12]

Người Nhật còn tin rằng họ bị các đế quốc phương Tây đe dọa vì lý do chủng tộc. Vào năm 1919, tại hội nghị hòa bình Paris, Nhật đã đưa ra một đề nghị để bảo đảm bình đẳng chủng tộc tại Hội Quốc Liên, nhưng Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã ngăn cản đề nghị này. Cùng năm đó, hoàng thân Konoe Fumimaro, người trở thành thủ tướng vào năm 1937, đến thăm Mỹ, và nạn phân biệt chủng tộc mà ông chứng kiến khiến ông tin rằng Anh - Mỹ sẽ không bao giờ coi nước Nhật ngang hàng với họ. Ông viết “Người da trắng, đặc biệt là người Anglo-Saxon, căm ghét người da màu là một sự thật hiển nhiên, điều này rất rõ ràng ở Mỹ thông qua cách người Mỹ đối xử với người da đen”[12]

Khi Thế chiến thứ nhất kết thúc thì tâm lý chủ nghĩa đế quốc "mạnh được yếu thua" vẫn rất phổ biến. Trừ Liên Xô và một số đảng cánh tả ở châu Âu, không một cường quốc nào nhắc đến các khái niệm như là "quyền tự quyết của các thuộc địa", "bình đẳng giữa các dân tộc"... Tuy vậy, 3 nước Nhật, Đức và Ý thì ngày càng củng cố khuynh hướng chủ nghĩa đế quốc và nuôi mộng xâm chiếm thuộc địa với lập luận: Anh, Pháp đã có được thuộc địa rộng còn họ thì chưa, vậy họ cũng có quyền đi chiếm thuộc địa, và nếu cần thì phải buộc Anh, Pháp nhường bớt cho họ. Tuy vậy, các nước đế quốc đã chiếm nhiều thuộc địa với lãnh thổ rộng lớn như Anh, Pháp, Mỹ lại không muốn nhường bớt các thuộc địa nhằm bảo vệ quyền lợi kinh tế của riêng mình. Do đó, các thế lực đế quốc mới nổi và chậm chân trong cuộc chia chác thuộc địa thế giới, nghĩa là Đức, Ý và Nhật, muốn phát động chiến tranh để chiếm lấy thuộc địa của Anh - Pháp - Mỹ.

Việc Nhật chiếm Mãn Châu năm 1931 đã vấp phải sự phản đối mạnh từ các nước Âu Mỹ, nhưng Nhật Bản xem đó chỉ là những khẩu hiệu đạo đức giả của các nước đế quốc phương Tây, vốn đã xâm chiếm thuộc địa khắp thế giới. Anh quốc có một đế quốc thực dân rộng 34 triệu km2 trải khắp thế giới, Mỹ thì đã xâm lược Mexico và Diệt chủng người da đỏ để chiếm 7 triệu km2 lãnh thổ, đã chia đôi nước Colombia để kiểm soát kênh đào Panama. Vào năm 1933, tại hội nghị của Hội Quốc Liên ở Geneva, đại sứ Nhật đã nhắc lại việc Mỹ chiếm Panama, Anh chiếm Ai Cập để bác bỏ ý kiến phản đối từ các nước này[12]

Trong 40 năm, từ năm 1900 tới 1940, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng khá nhanh. Tính theo thời giá năm 1990, năm 1900 GDP của Nhật Bản là 52 tỷ USD, năm 1940 đã tăng lên 210 tỷ USD (302 tỷ nếu tính thêm cả thuộc địa Triều Tiên, Mãn Châu), để so sánh GDP của Mỹ trong năm 1940 là 931 tỷ USD[13] Quy mô kinh tế Nhật Bản đã vượt qua Pháp và Ý, đứng thứ 5 thế giới (sau Mỹ, Liên Xô, Đức và Anh).

Tuy nhiên, càng phát triển kinh tế thì Nhật càng bị thiếu tài nguyên, thế là nước này càng muốn chiếm thêm thuộc địa. Sự bùng nổ dân số đồng hành với tiến trình công nghiệp hóa của Nhật càng làm tăng thêm sự thèm muốn thuộc địa. Dân số Nhật Bản khi đó đã bùng nổ với 80 triệu người, nếu không chiếm thêm thuộc địa thì kinh tế Nhật Bản không thể cung ứng cho số dân gia tăng gần 1 triệu người mỗi năm.

Khi Thế chiến thứ nhất kết thúc thì tâm lý chủ nghĩa đế quốc "mạnh được yếu thua" vẫn rất phổ biến. Trừ Liên Xô và một số đảng cánh tả ở châu Âu, không một cường quốc nào nhắc đến các khái niệm như là "quyền tự quyết của các thuộc địa", "bình đẳng giữa các dân tộc"... Tuy vậy, 3 nước Nhật, Đức và Ý thì ngày càng củng cố khuynh hướng chủ nghĩa đế quốc và nuôi mộng xâm chiếm thuộc địa với lập luận: Anh, Pháp đã có được thuộc địa rộng bao la còn họ thì chưa, vậy thì họ cũng có quyền đi chiếm thuộc địa, và nếu cần thì phải buộc Anh, Pháp nhường bớt cho họ. Tuy vậy, các nước đã chiếm nhiều thuộc địa với lãnh thổ rộng lớn như Anh, Pháp, Mỹ lại không muốn nhường bớt các thuộc địa nhằm bảo vệ quyền lợi kinh tế của riêng mình. Do đó, các thế lực mới nổi và chậm chân trong cuộc chia chác thuộc địa thế giới, nghĩa là Đức, Ý và Nhật, muốn phát động chiến tranh để chiếm lấy thuộc địa của Anh - Pháp - Mỹ.

Cuộc Đại khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã khoét sâu mâu thuẫn này. Các nông dân Nhật Bản vốn đã nghèo khổ, nay lại càng khốn khó sau sự lao dốc của giá nông sản vào năm 1929, đã bắt đầu tổ chức những cuộc chống đối lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản; hàng trăm ngàn công nhân thành phố thì bị đuổi việc do nhà máy bị phá sản. Muốn dùng vũ lực với bên ngoài để giải quyết khủng hoảng trong nước, 3 nước Đức, Ý và Nhật bèn tăng cường sức mạnh quân sự, rút ra khỏi Hội Quốc Liên. Một mặt đòi phải chia lại thuộc địa, những thế lực mới này cũng đòi hỏi phải mang quân đi xâm chiếm các nước khác. Tại Nhật Bản, các tổ chức dân tộc chủ nghĩa cực đoan nở rộ, mà nhà lãnh đạo nổi tiếng nhất là Ikki Kita, người đã đưa ra "Phác thảo Đại cương các Biện pháp cho cuộc Tái thiết Nhật Bản", trong đó chủ trương chống chủ nghĩa cộng sản, giải phóng châu Á khỏi sự thống trị của thực dân phương Tây và đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia thống trị tại châu Á (và thậm chí là thế giới). Nhân dân Nhật Bản được tuyên truyền tâm lý cho cuộc viễn chinh ở Đông Á với hai khẩu hiệu từ quá khứ. Một là "kokutai" - quốc túy, và cái kia là "Kodo" - Vương Đạo, được dẫn giải rằng "trật tự và hòa bình thế giới phải được hoàn thành qua việc Nhật Bản kiểm soát Đông Á".

Ngay từ đầu thập niên 1930, Nhật Bản đã chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh để giành lấy các thuộc địa ở châu Á. Năm 1931, Nhật đánh chiếm Mãn Châu của Trung Quốc. Khu vực Đông Nam Á với trữ lượng 95% cao su thiên nhiên, 90% lúa gạo, 66% thiếc, 90% đay gai và 90% cây ký ninh (thuốc trị sốt rét) toàn thế giới là mục tiêu mà Nhật muốn chiếm nhất. Khu vực Mãn Châu (thuộc Trung Quốc) rất giàu than đá thì đã bị Nhật chiếm từ năm 1931. Nguyên nhân khiến chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ giống như nguyên nhân gây ra Thế chiến thứ nhất, đó là sự tranh giành thuộc địa.

Từ sự mâu thuẫn của Nhật với Anh, Pháp, Mỹ trong việc phân chia thuộc địa ở châu Á, nước Nhật đã tích cực chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho cuộc chiến để giành thêm thuộc địa ở châu Á, trong đó mục tiêu quan trọng là đánh chiếm Trung Quốc, sau đó đánh chiếm tiếp khu vực Đông Nam Á và châu Úc từ tay các nước thực dân Anh, Pháp, Mỹ và Hà Lan.

Trong thời gian này, chính sách ám sát của các tổ chức bí mật và ảnh hưởng của cuộc Đại khủng hoảng năm 1929 đã làm cho chính phủ dân sự Nhật sụp đổ. Là một nước đông dân nhưng lại nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên, Nhật Bản đã chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng. Đứng trước cuộc khủng hoảng đó, những nhóm Gunbatsu (quân phiệt Nhật) đã chủ trương giải quyết các vấn đề quốc gia bằng chính phủ độc tài và chính sách xâm lược. Liên minh với các Gunbatsu là các nhà tài phiệt Zaibatsu gồm 4 tập đoàn tài chính lớn Mitsubishi, Mitsui, Sumitomo và Yasuda kiểm soát nền công nghiệp Nhật và chiếm 3/4 số cổ phần cả nước.

Chính phủ quân phiệt Nhật được thành lập từ đầu thập niên 1930, mặc dù việc nắm quyền của quân đội sẽ gây một số hạn chế nhưng họ đảm bảo thực hiện các mong ước của Nhật hoàng Hirohito. Chủ nghĩa quân phiệt Nhật đã chuẩn bị một kế hoạch chiến tranh quy mô lớn nhằm đánh bại thế lực cường quốc phương Tây, độc chiếm khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Năm 1927, thủ tướng Nhật Tanaka Giichi đã trình lên Nhật hoàng Hirohito kế hoạch chiến tranh bành trướng của Nhật Bản gồm 4 bước: đánh chiếm Mãn Châu, độc chiếm Trung Quốc, làm chủ châu Á và sau cùng là bá chủ toàn cầu.[16]

Trong thập niên 1930, sản xuất công nghiệp ở Nhật Bản tăng với tốc độ rất nhanh. Trong năm đầu tiên của thập kỷ 1930, sản lượng công nghiệp của Nhật Bản trị giá 6 tỷ Yên (theo thời giá lúc bấy giờ) và tập trung vào các ngành công nghiệp nhẹ; đến năm 1941, sản xuất công nghiệp đã tăng gấp 5 lần và ngành công nghiệp nặng chiếm 72,7% trong tổng số.[17]

Sự gia tăng trong sản xuất công nghiệp Nhật là do việc gia tăng rất lớn ngân sách quân sự, tập trung vào các ngành công nghiệp nặng, cơ sở để sản xuất bất kỳ máy móc quân sự hiện đại nào. Sản lượng thép hàng năm tăng từ 1,8 lên đến 6,8 triệu tấn. Năm 1930, Nhật Bản chỉ sản xuất được 500 xe vận tải và 400 máy bay. Mười năm sau, sản lượng xe vận tải hàng năm là 48.000 chiếc, và Nhật Bản đã sản xuất hơn 5.000 chiếc máy bay mỗi năm. Đóng tàu tại Nhật Bản cho thấy mức tăng tương tự trong những năm này. Việc đóng tàu cho hải quân trong giai đoạn này tổng cộng là 476.000 tấn, việc đóng mới các tàu buôn tăng từ 92.093 tấn trong năm 1931 lên 405.195 tấn vào năm 1937.[18]

Chi tiêu quân sự của Nhật tăng mạnh sau năm 1936 do sự gia tăng quy mô của quân đội và cuộc xâm chiếm Trung Quốc. Chi tiêu quân sự sau năm 1936 phản ánh sự thống trị của quân sự lên đời sống chính trị. Toàn bộ nền kinh tế của nước Nhật đã được kiểm soát chặt chẽ và hướng tới chiến tranh; các ngành công nghiệp vũ khí được mở rộng, mọi nỗ lực đã được thực hiện để dự trữ nguyên liệu chiến lược. Nhưng các ngành công nghiệp cơ bản khác, chẳng hạn như sản xuất dầu tổng hợp và thủy điện, bị giới hạn bởi sự thiếu hụt tài nguyên. Số lượng bauxite dự trữ của Nhật vào năm 1941 đạt 254.740 tấn, chỉ đủ cung cấp 9 tháng, quặng sắt dự trữ cũng chỉ đủ để cung cấp một vài tháng[19]

Sự thiếu hụt sản xuất dầu mỏ là điểm yếu nhất của Nhật Bản. Đối với Hải quân, tình trạng thiếu dầu là rất quan trọng vì tàu bè không thể chạy mà thiếu dầu; trong khi với lục quân thì nó hạn chế khả năng trang bị xe cơ giới. Để đảm bảo trữ lượng tài nguyên quý giá này, Nhật Bản đã nhập khẩu rất nhiều trong thập niên 1930, số lượng đạt 37.160.000 thùng vào năm 1940. Trong năm đó, Nhật Bản chỉ sản xuất được 3.163.000 thùng dầu, ít hơn 12% nhu cầu trong thời bình của quốc gia. Để tăng số lượng dầu cho sử dụng quân sự, tiêu thụ dầu dân sự đã bị cắt giảm mạnh sau năm 1937, và thực tế tất cả giao thông dân sự đã bị bãi bỏ hoặc bắt buộc phải sử dụng động cơ hơi nước đốt củi và than. Bất chấp những biện pháp này, Nhật Bản chỉ có 43.000.000 thùng dầu dự trữ vào năm 1941, chỉ đủ cho hai năm chiến tranh trong những điều kiện thuận lợi nhất, nếu được bổ sung bởi các nguồn lực trong đế quốc.

Vào cuối năm 1937, Nhật Bản có 24 sư đoàn, 16 trong số đó được đóng tại Trung Quốc; ba năm sau, tổng số đã tăng lên 50: 27 ở Trung Quốc, 12 ở Mãn Châu và phần còn lại ở Triều Tiên và chính quốc. Lực lượng Không quân lục quân tăng từ 54 phi đội năm 1937 lên 150 vào năm 1941. Phi công được huấn luyện tốt và khoảng một nửa trong số họ có kinh nghiệm chiến đấu thực tế ở Trung Quốc hoặc trong chiến tranh biên giới với Liên Xô.

Lực lượng hải quân của Nhật Bản, bị giới hạn bởi Hiệp ước Hải quân Washington (1921) và sau đó là Hiệp ước Hải quân London (1930), tăng nhanh sau năm 1936 khi Nhật Bản rút khỏi các hiệp ước hải quân năm đó. Năm 1937, 20 tàu chiến mới với tổng trọng tải 55.360 tấn được hoàn thành; năm sau con số này tăng lên 63.589 tấn, và đến năm 1941 đã đạt đến đỉnh cao nhất là 225.159 tấn (bao gồm một thiết giáp hạm lớp Yamato, 2 tàu sân bay cỡ lớn và 2 tàu sân bay cỡ nhỏ, 7 tàu tuần dương và 37 tàu khu trục).

Tháng 12/1941, quân đội Nhật Bản có trong tay 51 sư đoàn bộ binh. Không quân lục quân có 660 máy bay ném bom, 550 tiêm kích và 290 máy bay trinh sát. Không quân hải quân có 684 máy bay cho các tàu sân bay, 443 máy bay ném bom, 252 tiêm kích, 92 máy bay ném ngư lôi và 198 máy bay các loại khác.[20] Năm 1941, trọng tải tàu chiến của Nhật Bản đã tăng lên 1.059.000 tấn, gấp hơn hai lần năm 1922. Trong đó bao gồm 10 thiết giáp hạm, 6 tàu sân bay cỡ lớn và 4 tàu sân bay cỡ nhỏ, 18 tàu tuần dương hạng nặng, 18 tàu tuần dương hạng nhẹ, 113 khu trục hạm và 63 tàu ngầm[21]. Hạm đội Nhật có tổng tải trọng đứng thứ 3 thế giới (sau Anh và Mỹ), nhưng xét ở riêng khu vực Thái Bình Dương thì đội tàu của Nhật mạnh hơn lực lượng hải quân Hoa Kỳ và Anh đóng ở đây cộng lại. Ở thời điểm 1941, hải quân của Nhật có 2 lĩnh vực được coi là tiên tiến nhất thế giới là ngư lôi và tiêm kích trên tàu sân bay.

Tuy nhiên, bộ chỉ huy Nhật thiếu một chiến lược chiến tranh tổng thể bởi họ không thể xác định trước những đối thủ phải đối mặt. Nhật Bản chỉ tìm cách tránh đối đầu với cả Hoa Kỳ và Liên bang Xô viết, nhấn mạnh rằng trong mọi trường hợp, Nhật Bản không nên đấu với nhiều hơn một trong 2 nước này cùng một lúc. Bộ chỉ huy Nhật không thể thiết lập các ưu tiên cho riêng 1 quân chủng, vì một cuộc chiến chống Liên Xô yêu cầu tăng cường lục quân, trong khi một cuộc chiến chống lại Hoa Kỳ sẽ yêu cầu tập trung cho hải quân. Hải quân Nhật chưa sẵn sàng đi vào một cuộc chiến lâu dài. Vào tháng 1/1940, hải quân Nhật chỉ có 3.500 phi công. Một sĩ quan hải quân đề nghị huấn luyện thêm 15.000 phi công nữa cho hải quân, nhưng ý kiến này bị coi là điên rồ và bị bác bỏ, do các tướng lĩnh Nhật không cho rằng chiến tranh sẽ kéo dài và gây nhiều thiệt hại đến vậy (về sau thì quả nhiên Nhật Bản bị mất phần lớn phi công giàu kinh nghiệm chỉ sau 18 tháng chiến tranh, trong khi lớp phi công thay thế chưa kịp được đào tạo).

Do thiếu tài nguyên, Nhật Bản không thể sản xuất vũ khí nhanh bằng Mỹ, Liên Xô và Anh, chiến tranh càng kéo dài thì Nhật càng bất lợi. Theo đánh giá vào tháng 8/1941, so sánh giữa tiềm năng sản xuất của Mỹ so với Nhật, về thép tỉ lệ là 20 so với 1; dầu là hơn 100 so với 1; than đá 10 so với 1; máy bay là 5 so với 1; tàu chiến là 2 so với 1; lực lượng lao động là 2 với 1. Tiềm năng tổng quát là 10 so với 1. Với những thua sút như thế, Nhật Bản khó mà đánh thắng, cho dù họ có Yamato damashii – tinh thần Nhật Bản. Đô đốc Yamamoto từng nói "Tôi có thể gây tàn phá cho hải quân Anh Mỹ trong một năm hoặc nhiều lắm là 18 tháng. Sau đó tôi không có một bảo đảm nào hết". Thủ tướng Konoye cũng công nhận lời tuyên bố của Yamamoto rất có lý và ông cố gắng duy trì hòa bình với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, phía lục quân và Tướng Hideki Tojo, bộ trưởng chiến tranh, công kích thủ tướng Konoye có một chính sách ngoại giao mềm yếu. Ít lâu sau, Konoye phải từ chức và Hideki Tojo lên thay, Nhật Bản ráo riết chuẩn bị chiến tranh.

Chiến lược làm thế nào để đánh bại nước Mỹ chưa bao giờ được lãnh đạo Nhật Bản xem xét kỹ lưỡng. Kế hoạch năm 1940 của Hải quân Nhật Bản cho một cuộc chiến với Hoa Kỳ, chỉ đơn giản là tuyên bố Hải quân Hoàng gia, hợp tác với Lục quân, sẽ phá hủy sức mạnh của Mỹ ở Viễn Đông và duy trì kiểm soát vùng biển Viễn Đông "bằng cách ngăn chặn và nghiền nát hạm đội Mỹ".

Phản ứng trước sự gia tăng vũ trang của Nhật và Đức, Mỹ cũng đã đề ra Đạo luật Hải quân hai đại dương, còn được gọi là Đạo luật Vinson-Walsh, ban hành vào ngày 19 tháng 7 năm 1940, được đặt tên theo Carl Vinson và David I. Walsh, 2 chủ tịch Ủy ban Hải quân tại Hạ viện và Thượng viện. Đây là kế hoạch chạy đua vũ trang hải quân lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ cho tới thời điểm đó, nó dự tính tăng quy mô của Hải quân Hoa Kỳ thêm 70%, trị giá 8,55 tỷ đôla (tương đương 130 tỷ USD theo thời giá 2018). Kế hoạch bao gồm việc mua thêm 1.325.000 tấn tàu chiến, bao gồm 11 tàu sân bay, 2 thiết giáp hạm lớp Iowa, 5 thiết giáp hạm lớp Montana, 6 tàu tuần dương lớp Alaska, 27 tàu tuần dương, 115 tàu khu trục, 43 tàu ngầm, 15.000 máy bay, 50 triệu đôla cho tàu tuần tra, hộ tống và các tàu khác, 150 triệu đôla cho các thiết bị và phương tiện thiết yếu, 65 triệu đôla cho việc sản xuất nguyên liệu và đạn dược, 35 triệu đôla cho việc mở rộng cơ sở vật chất. Kế hoạch dự tính tiến hành trong 5-6 năm[22]

Vào đầu tháng 12 năm 1941, hải quân Mỹ có 17 thiết giáp hạm (đã có kế hoạch đóng thêm 15 chiếc nữa), 7 tàu sân bay cỡ lớn (đã có kế hoạch đóng thêm 11 chiếc nữa) và 1 tàu sân bay cỡ nhỏ chở thủy phi cơ, 18 tàu tuần dương hạng nặng (8 chiếc nữa đang được đóng mới), 19 tàu tuần dương hạng nhẹ (32 chiếc nữa đang được đóng mới), 6 tàu tuần dương phòng không, 171 khu trục hạm (188 chiếc nữa đang được đóng mới) và 114 tàu ngầm (79 chiếc nữa đang được đóng mới). Trong đó có 9 thiết giáp hạm, 3 tàu sân bay, 13 tàu tuần dương hạng nặng, 11 tàu tuần dương hạng nhẹ, 80 khu trục hạm và 56 tàu ngầm được bố trí ở Thái Bình Dương. Hải quân Anh đang phải tập trung đối phó với Đức nên chỉ có ở Thái Bình Dương lực lượng nhỏ gồm 2 thiết giáp hạm, 1 tàu sân bay, 1 tàu tuần dương hạng nặng, 7 tàu tuần dương hạng nhẹ và 13 khu trục hạm[21]

Nguyên nhân của chiến tranh bắt nguồn từ cuối thế kỉ 19, khi xã hội Trung Quốc rơi vào một thời kỳ hỗn loạn và sự hiện đại hóa nhanh chóng của Nhật Bản. Trong suốt giai đoạn cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Nhật Bản đã thôn tính Triều Tiên và can thiệp vào kinh tế và chính trị của Trung Quốc, đặc biệt là tại Mãn Châu. Những can thiệp bằng quân sự xảy ra từ những năm 1920, vào thời điểm này Trung Hoa rơi vào tình trạng cát cứ địa phương với một chính phủ trung ương yếu kém.

Tình hình yếu kém của Trung Quốc là điều kiện thuận lợi cho Nhật Bản lợi dụng. Tuy nhiên, đến năm 1927, Tưởng Giới Thạch và quân đội Quốc dân Đảng nhanh chóng thu phục vùng Bắc Trung Quốc (1926-1927). Tưởng Giới Thạch đã đánh bại các thủ lĩnh địa phương ở Nam và Trung của Trung Hoa, đồng thời thu phục các thủ lĩnh tại khu vực Bắc Trung Quốc. Trong tình hình đó, Nhật tấn công vùng đông bắc Trung Quốc vào ngày 18 tháng 9 năm 1931 với lý do "bảo vệ đường sắt của Nhật Bản ở Nam Mãn đang bị người Trung Quốc uy hiếp". Sau khi chiếm 3 tỉnh đông bắc Trung Quốc, Nhật Bản thành lập nhà nước Mãn Châu Quốc vào năm 1931 với người đứng đầu là vua Phổ Nghi để hợp pháp hóa việc chiếm đóng của quân Nhật ở khu vực này. Mục tiêu của Đế quốc Nhật Bản tại Trung Hoa là duy trì nguồn cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Họ đã thành lập các chính phủ bù nhìn tại Trung Hoa không chống lại lợi ích của người Nhật. Các hành động của Nhật Bản tại Mãn Châu bị các nước phương Tây lên án, nên để phản ứng lại, Nhật đã tuyên bố rút lui khỏi Hội Quốc Liên vào ngày 27 tháng 3 năm 1933. Trong những năm 1930, quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản hầu như không có xung đột đáng kể do Tưởng tập trung mọi nỗ lực vào việc tiêu diệt Đảng Cộng sản Trung Quốc mà ông cho rằng là mối hiểm họa còn lớn hơn cả người Nhật. Mặc dù Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản từng hợp tác với nhau, nhưng trong giai đoạn 1930-1934, cả hai lại xung đột nghiêm trọng. Người Nhật đã lợi dụng mâu thuẫn này để xâm lấn Trung Quốc, điển hình là cuộc đổ bộ vào Thượng Hải năm 1932.

Chủ nghĩa quân phiệt đẩy mạnh bành trướng xâm lược Trung Quốc vì tư bản Nhật phụ thuộc nặng nề vào thị trường Trung Quốc. Năm 1931, đầu tư của Nhật tại Trung Quốc chiếm 82% đầu tư của nước này tại hải ngoại, tập trung chủ yếu tại Thượng Hải và Mãn Châu.> Trong suốt giai đoạn khủng hoảng, xuất khẩu của Nhật sang Châu Âu và Hoa Kỳ gần như tụt giảm và Nhật Bản cần kiểm soát kinh tế và chính trị của Trung Quốc để sở hữu một thị trường ổn định. Trước khi tiến tới cuộc chiến tranh toàn diện vào năm 1937, Nhật đã sử dụng sức mạnh quân đội trong các cuộc xung đột địa phương để đe dọa Trung Quốc trừ khi chính phủ Trung Hoa đồng ý giảm thuế và đàn áp phong trào tẩy chay và chống đối Nhật.

Tháng 12 năm 1936, trong một sự kiện gọi là Sự biến Tây An, Tưởng Giới Thạch bị Trương Học Lương bắt giữ. Điều kiện để được trả tự do là Tưởng phải chấp nhận thành lập một liên minh với Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm chống lại Nhật Bản. Mặc dù đã hợp tác về quân sự trong việc chiến đấu chống Nhật, nhưng 2 bên không thực sự tin tưởng nhau: Tưởng Giới Thạch luôn muốn tiêu diệt Đảng Cộng sản, trong khi Mao Trạch Đông từ chối chấp nhận Quốc Dân Đảng và luôn duy trì mục tiêu giải phóng xã hội. Đây được gọi là Hợp tác Quốc-Cộng lần thứ hai. Đến năm 1936, Hồng quân Trung Quốc có khoảng 500.000 quân độc lập với Quốc Dân Đảng.[27]

Sáu tuần sau khi thủ tướng Nhật Bản Fumimaro Konoe thành lập nội các, vào ngày 7 tháng 7 năm 1937, xảy ra Sự kiện Lư Câu Kiều tại ngoại ô Bắc Kinh. Được sử ủng hộ của Hải quân Đế quốc Nhật Bản và Bộ ngoại giao, Konoe tuyên bố sẽ không để chiến tranh lan rộng nhưng Lục quân Nhật Bản lại không chịu, liên tục gửi viện binh và cuộc xung đột này nhanh chóng lan rộng thành cuộc chiến tranh toàn diện giữa Nhật Bản và Trung Quốc.

Kế hoạch của quân đội Nhật Bản là chớp nhoáng mở rộng chiến trường, nhanh chóng buộc Trung Quốc phải đầu hàng vô điều kiện. Lúc đầu, quân Nhật ồ ạt tiến từ Hoa Bắc xuống Hoa Trung, chiếm được nhiều thành phố: từ Bắc Kinh, xuống Thiên Tân, Thượng Hải, Nam Kinh. Sau khi bị mất Nam Kinh, chính phủ Tưởng Giới Thạch phải dời thủ đô lên Hán Khẩu ở trung lưu sông Dương Tử, rồi sau khi mất Hán Khẩu lại phải dời tiếp lên Trùng Khánh ở thượng lưu. Đến cuối năm 1938, Quảng Đông cùng những thành phố đông dân khác của Trung Quốc đều rơi vào tay Nhật.

Năm 1939, Nhật cố gắng mở rộng Mãn Châu bằng cách cho đạo quân Quan Đông xâm lược biên giới Viễn Đông của Liên Xô. Người Nhật gần như bị đánh bại bởi liên quân Liên Xô và Mông Cổ do tướng Georgi Zhukov chỉ huy. Điều này chấm dứt ý tưởng "Bắc tiến" của Nhật, và Nhật đã giữ hòa bình với Liên Xô tới năm 1945.

Tháng 9 năm 1940, Nhật cố gắng cắt đứt quan hệ của người Trung Quốc với các quốc gia khác bằng cách xâm lược Liên bang Đông Dương của Pháp. Ngày 27 tháng 9, Nhật Bản ký hiệp ước liên minh với Đức Quốc xã và Ý.

Đến năm 1941, cuộc xung đột trở nên bế tắc. Mặc dù Nhật cố gắng chiếm nhiều vùng phía bắc và trung của Trung Hoa, Tưởng Giới Thạch đã lùi sâu vào lục địa và thiết lập thủ đô tại Trùng Khánh trong khi những người cộng sản duy trì sự kiểm soát tại Thiểm Tây. Ngoài ra, sự kiểm soát của Nhật Bản đối với vùng Bắc và Trung của Trung Quốc rất không chặt chẽ, họ chỉ có thể kiểm soát các tuyến đường sắt và các thành phố chính của Trung Quốc còn các vùng đồng quê gần như là không thể kiểm soát được. Người Nhật nhận thấy các hành động rút lui và tổ chức lại được tiến hành tại khu vực miền núi đông bắc Trung Hoa, trong khi chủ nghĩa cộng sản khuyến khích các hình thức chiến tranh du kích và các hoạt động phá hoại tại khu phía đông và Trung của Trung Hoa đằng sau vùng kiểm soát của Nhật.

Người Nhật đã dựng nên một số chính phủ bù nhìn, một trong số đó là chính phủ của Uông Tinh Vệ ở Nam Kinh. Nhật Bản còn tuyên bố thiết lập "Trật tự mới ở Đông Á" vào tháng 11 năm 1937, là liên hợp chính trị, kinh tế và văn hóa giữa Nhật Bản, Trung Quốc và Mãn Châu quốc. Tuy nhiên, chính sách tàn ác mà Nhật áp dụng với người Trung Hoa, khiến cho các chính phủ này không được sự ủng hộ của người dân. Đồng thời, một sai lầm nữa là Nhật không muốn đàm phán với Tưởng Giới Thạch, mặc dù việc này sẽ gây chia rẽ mặt trận kháng chiến của Trung Hoa.

Trong chiến lược của quân đội Nhật Bản có sự mâu thuẫn về quan điểm giữa Lục quân và Hải quân: trong khi phái Lục quân chủ trương "Bắc tiến" (Hokushin) nhằm tấn công Liên Xô thì ngược lại phái Hải quân chủ trương "Nam tiến" (Nanshin) với mục tiêu là vùng Đông Nam Á giàu tài nguyên thiên nhiên (dầu mỏ, cao su, quặng sắt, lúa gạo,...) đang là những thuộc địa của Anh, Pháp, Hoa Kỳ và Hà Lan.

Tháng 11 năm 1936, Nhật Bản đã ký với Đức "Hiệp ước chống Quốc tế cộng sản" (tức Liên Xô). Với hiệp ước này, Nhật Bản muốn khống chế ảnh hưởng của Liên Xô ở Viễn Đông đồng thời ngăn chặn khả năng chính phủ Tưởng Giới Thạch nhờ Liên Xô giúp đỡ để chống Nhật. Tuy nhiên, trên thực tế, khi hiệp ước này được ký kết, không những Liên Xô mà cả các cường quốc phương Tây khác như Anh hay Hoa Kỳ bắt đầu có lập trường cứng rắn hơn đối với Nhật. Ngày 6 tháng 11, đến lượt Ý cũng gia nhập vào hiệp ước này.

Từ tháng 9 năm 1939 đến tháng 6 năm 1940, tại Châu Âu, Đức Quốc xã liên tục giành chiến thắng, lần lượt chiếm được Ba Lan, Na Uy, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ và Pháp. Trước sự kiện Pháp đầu hàng Đức, tháng 9 năm 1940, Nhật bắt đầu cho tiến quân vào miền Bắc Đông Dương. Ngoài ra, ngày 1 tháng 3 năm 1941, họ cho quân đổ bộ lên đảo Java của Indonesia. Ngày 27 tháng 9, Đức-Ý-Nhật đã cùng nhau ký kết "Hiệp ước Tam cường" công nhận địa vị lãnh đạo của Nhật ở Châu Á và cũng để bảo vệ lẫn nhau trong trường hợp một trong ba nước bị tấn công.

Giữa năm 1939, sau khi dựng nên nhà nước bù nhìn Mãn Châu quốc cộng thêm việc Liên Xô đang bận đối phó với tình hình chiến tranh ở châu Âu, quân đội Nhật xâm chiếm vào lãnh thổ Mông Cổ. Trước đó quân đội Nhật từng tấn công vào lãnh Liên Xô tại khu vực hồ Khasan vào tháng 7-1938. Nhưng Hồng quân Liên Xô đã tham chiến, đánh bại quân Nhật tại Chiến tranh biên giới Xô-Nhật. Kế hoạch "Bắc tiến" của Nhật gần như phá sản, họ quyết định chuyển hướng xâm chiếm xuống phía Nam, tức là chiếm lấy các thuộc địa của Anh, Pháp, Mỹ ở Đông Nam Á.

Nhật Bản bành trướng xâm lược ở châu Á đã làm cho mối quan hệ giữa họ với Anh và Hoa Kỳ ngày càng trở nên gay gắt. Tháng 9 năm 1940, đại sứ Hoa Kỳ ở Nhật đã nhấn mạnh: "Quyền lợi của Hoa Kỳ bị chính sách "Nam tiến" của Nhật đe dọa trầm trọng... chúng ta phải cố gắng bằng mọi cách duy trì nguyên trạng ở Thái Bình Dương, ít ra cho đến khi chiến tranh ở châu Âu ngã ngũ".[31] Tháng 7 năm 1940, Hoa Kỳ tuyên bố hủy bỏ điều ước thông thương Nhật-Mỹ, hạn chế xuất khẩu nhiên liệu, xăng máy bay và sắt phế thải cho Nhật. Đến tháng 10, Hoa Kỳ lại tuyên bố cấm toàn diện về sắt phế thải đối với Nhật. Từ tháng 3 năm 1941, tại Washington D.C, đại sứ Nhật Kichisaburō Nomura đã đàm phán với ngoại trưởng Hoa Kỳ Cordell Hull nhưng vì lập trường hai bên quá khác biệt nên cuộc đàm phán đi vào bế tắc.

Sau khi ký hiệp ước đồng minh với Ý-Nhật, tháng 3 năm 1941, Bộ trưởng ngoại giao Yōsuke Matsuoka đã ký "Hiệp ước trung lập Nhật-Xô" với Liên Xô ở Moskva. Trong khi đó, về vấn đề Đông Dương, Nhật tiếp tục ép Pháp nhượng bộ, ký kết các hiệp ước có lợi cho Nhật. Tất cả các động thái trên đều nhằm phục vụ cho chủ trương "Nam tiến". Tuy nhiên, ngày 22 tháng 6 năm 1941, Đức Quốc xã bất ngờ tấn công Liên Xô mà không thông báo cho Nhật biết trước. Không những thế, Đức còn đề nghị Nhật tấn công Liên Xô từ phía đông. Trước tình hình đó, Nhật không biết nên tôn trọng Hiệp ước Tam cường với Đức hay Hiệp ước trung lập Nhật-Xô. Ngày 2 tháng 7, trong "Hội nghị ngự tiền" (Gozen kaigi) có sự hiện diện của Thiên Hoàng, sau một cuộc thảo luận dữ dội giữa các cấp lãnh đạo quân đội Nhật, chủ trương "Nam tiến" đã được tiếp tục thực hiện, theo đó người Nhật sẽ bỏ qua yêu cầu của Đức, tôn trọng Hiệp ước trung lập Nhật-Xô và tiến quân xuống miền Nam Đông Dương. Mặt khác, hội nghị cũng đặt vấn đề tiếp tục bí mật chuẩn bị cho cuộc tấn công lên phía bắc chống Liên Xô, nếu Liên Xô bị Đức đánh bại. Biên bản của hội nghị ghi rõ: "Nếu cuộc chiến tranh Xô-Đức phát triển theo hướng thuận lợi cho đế quốc thì Nhật sẽ dùng lực lượng vũ trang để giải quyết vấn đề phương Bắc".[34]

Cuối tháng 7 năm 1941, ngay sau khi quân đội Nhật tiến xuống miền Nam Đông Dương và chiếm đóng những căn cứ quân sự tại đây, Hoa Kỳ đã ngay lập tức có sự phản ứng. Ngày 26 tháng 7, Hoa Kỳ tuyên bố phong tỏa tài sản của Nhật tại nước này, cấm xuất khẩu dầu mỏ sang Nhật. Tiếp theo đó, Anh hủy bỏ hiệp định thông thương giữa Nhật với Ấn Độ và Miến Điện, Hà Lan cấm xuất khẩu dầu hỏa và bauxite sang Nhật. Quyết định đình chỉ xuất khẩu dầu hỏa sang Nhật của Hoa Kỳ đã có ảnh hưởng quyết định đối với bộ máy chiến tranh Nhật Bản. Theo tính toán của Bộ tư lệnh Hải quân, lượng dầu mỏ dự trữ của Nhật chỉ dùng đủ trong hai năm và nếu không có cách giải quyết vấn đề này thì hải quân Nhật chẳng sớm hay muộn sẽ bị tê liệt. Do đó, từ khuynh hướng ôn hòa, hải quân Nhật lại trở thành phe chủ chiến.

Trong tình thế bị bao vây bởi thế bao vây ABCD - American (Hoa Kỳ), Britain (Anh), China (Trung Hoa), Dutch (Hà Lan) - Nhật muốn tiếp tục thương lượng với Hoa Kỳ bằng cách đề nghị một tạm ước là Hoa Kỳ và Nhật sẽ không sử dụng vũ lực ở Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương; hai bên sẽ cùng khai thác các dự trữ tự nhiên ở Indonesia; quan hệ kinh tế Mỹ-Nhật sẽ được khôi phục, trong đó Hoa Kỳ phải tiếp tục xuất khẩu dầu hỏa sang Nhật, hủy bỏ phong tỏa tài sản của Nhật và không can thiệp vào việc Trung Quốc. Phía Nhật còn bổ sung thêm rằng, sau khi ký hiệp ước hòa bình Trung-Nhật, quân đội Nhật sẽ rút khỏi Đông Dương. Tổng thống Franklin D. Roosevelt tỏ ra có thiện cảm với đề nghị này nhưng ngoại trưởng Hull lại cực lực phản đối vì sợ các đồng minh của Hoa Kỳ sẽ hoang mang. Hull nhất quyết giữ lập trường ban đầu của Hoa Kỳ, đòi Nhật rút khỏi phe Trục, ký hiệp ước bất tương xâm với Hoa Kỳ, Anh, Liên Xô, Trung Quốc, Hà Lan đồng thời rút hết quân ra khỏi Đông Dương và toàn lãnh thổ Trung Quốc-kể cả Mãn Châu. Trước khi trao cho người Nhật công hàm nói trên, Hull đã thông báo cho chính phủ Anh: "Các cuộc đàm phán ngoại giao của chúng ta với Nhật Bản thực tế đã chấm dứt, và từ đây công việc sẽ được chuyển giao vào tay Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang".[39] Yêu sách này của Hull làm cho đàm phán Mỹ-Nhật đổ vỡ do lập trường hai bên quá khác biệt. Ngày 16 tháng 10, Konoye từ chức thủ tướng và bộ trưởng lục quân Hideki Tojo lên thay.

Mục tiêu của hải quân Nhật là chiếm đóng Indonesia, khu vực nhiều dầu hỏa nhất Đông Nam Á. Nhưng trước khi chiếm Indonesia, Nhật phải chiếm được Singapore và Philippines. Tuy nhận thức được về tiềm lực yếu kém của mình không thể chiến thắng Hoa Kỳ, nhưng người Nhật hi vọng rằng một cuộc chiến lâu dài và nhiều tổn thất sẽ làm suy yếu ý chí chiến đấu của dân Mỹ và sau đó giúp Nhật thỏa thuận một hòa ước. Trong hội nghị ngự tiền ngày 1 tháng 12, Nhật quyết định chính thức tuyên chiến với Hoa Kỳ và ngày khai chiến được ấn định là ngày 8 tháng 12. Trong khi đó, tại Washington D.C, cuộc đàm phán giữa ngoại trưởng Hoa Kỳ Cordell Hull với đại sứ Nhật Nomura vẫn tiếp tục kéo dài, khiến người Mỹ lơ là cảnh giác và không tin rằng Nhật Bản dám tấn công Hoa Kỳ lúc hai bên còn đang trong quá trình đàm phán.

Cả Đức Quốc xã lẫn phát xít Ý đều có can dự vào chiến tranh Thái Bình Dương, nhưng chỉ ở một quy mô nhỏ. Hải quân Đức (Kriegsmarine) và Hải quân Hoàng gia Ý (Regia Marina) có các tàu ngầm và tàu chở hàng được vũ trang tham gia hoạt động tại Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Người Ý thậm chí còn có căn cứ hải quân tại vùng tô giới của mình ở Thiên Tân, Trung Quốc. Sau cuộc tấn công Trân Châu cảng của Nhật Bản và các quyết định tuyên chiến của Đức và Ý đối với Hoa Kỳ, hải quân cả hai nước này đều được toàn quyền sử dụng các cơ sở hải quân của Nhật Bản.