Trong quá trình chuyển cấp từ cấp 2 sang cấp 3, nhiều học sinh nhận ra rằng chương trình học có sự thay đổi. Vậy khi kết thúc cấp 3 để vào đại học, chương trình học có gì khác không. Không khó để nhận ra rằng nhiều sinh viên lo lắng không biết lên đại học học những môn gì, vậy bài viết dưới đây sẽ là “chìa khóa” giải đáp cho bạn.

Các môn học đại cương ở đại học

Các môn học đại cương ở đại học là môn học/ học phần nghiên về lý thuyết, giúp sinh viên hình thành những kiến thức nền tảng từ những năm đầu đại học. Các môn học đại cương ở đại học thường thấy là:

Vào năm nhất và năm 2 đại học, sinh viên sẽ được tiếp cận với các môn học đại cương ở đại học. Đây là những môn học khá trừu tượng nên hơi khó hiểu, vậy nên sinh viên thường chọn phương pháp học thuộc lòng để thi cuối kỳ.

Tuy nhiên, các môn học đại cương ở đại học sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng tư duy logic, cải thiện khả tự học. Nếu học tốt các môn đại cương, kiến thức và kỹ năng học từ các môn này sẽ là nền tảng để để sinh viên đạt nhiều thành tích tốt cho các môn chuyên ngành.

Sinh viên lên đại học học những môn gì?

Một số bạn đặt câu hỏi lên đại học học những môn gì chỉ đơn giản vì thắc mắc nhưng một số bạn muốn biết chương trình học ở đại học để chuẩn bị tâm lý cũng như sách vở cho những ngành học này.

Ở đại học, chương trình học được chia thành 2 loại bao gồm các môn đại cương và các môn chuyên ngành. Chương trình này sẽ được học dựa trên lộ trình chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chương trình giáo dục phổ thông sẽ được phát triển như thế nào?

Căn cứ theo Mục 8 Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT) thì chương trình giáo dục phổ thông sẽ được phát triển như sau:

- Phát triển chương trình giáo dục phổ thông là hoạt động thường xuyên, bao gồm các khâu đánh giá, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chương trình trong quá trình thực hiện.

- Dựa trên nội dung và yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức xây dựng chương trình giáo dục dành cho các đối tượng chuyên biệt (học sinh giỏi, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn); các trường xây dựng kế hoạch giáo dục riêng cho trường mình một cách linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của địa phương, bảo đảm mục tiêu và chất lượng giáo dục.

- Trong quá trình thực hiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức khảo sát thực tế, tham khảo ý kiến các cơ quan quản lí giáo dục, các trường, cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và những người quan tâm để đánh giá chương trình, xem xét, điều chỉnh, xây dựng chương trình các môn học mới (nếu cần thiết) và hướng dẫn thực hiện các điều chỉnh (nếu có).

Chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo lộ trình như thế nào?

Theo Điều 2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo lộ trình như sau:

- Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.

- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.

- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.

- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.

- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Môn học ở đại học và cấp 3 có gì khác nhau?

Môn học ở đại học và cấp 3 có nhiều sự khác biệt về cách giảng dạy, nội dung bao gồm tên gọi môn học và cả phương pháp học. Dưới đây là một số điểm khác nhau chính:

Khác biệt ở số lượng học sinh trong lớp học

Một sự khác biệt lớn hơn của đại học so với cấp 3 chính là số lượng học sinh trong một lớp học. Ở cấp 3, 1 lớp học có khoảng 30-40 học sinh vì vậy nhiều sinh viên bất ngờ khi nhận ra 1 lớp đại học có thể có số học sinh lên đến 100-150 bạn.

Số lượng học sinh quá đông khiến giảng viên không thể kiểm soát được từng sinh viên. Do đó, nếu muốn học tốt môn học ở đại học, sinh viên phải đọc giáo trình ở nhà trước khi lên lớp cũng như nhờ sự giải thích của giảng viên sau khi học xong.

Những môn học bắt buộc ở đại học theo quy định

Không giống chương trình học và môn học ở THPT, sinh viên ở đại học phải chia chuyên ngành và học những môn trong chuyên ngành đó. Nhưng có một số môn học vẫn được gọi là những môn học bắt buộc ở đại học, khi đó tất cả sinh viên học đại học trên toàn quốc đều phải học các môn bắt buộc như nhau.

Môn triết học hay còn gọi là triết học Mác – Lênin, là môn học đại cương trong chương trình học đại học chính quy. Đây là môn học lý thuyết, mang tính trừu tượng cao và khá khó hiểu. Có thể nói, hầu hết sinh viên đại học rất “ngán ngẩm” môn học này.

Phương pháp duy nhất để học tốt môn triết học Mác – Lênin là chú ý tập trung nghe giảng và phải hỏi lại bài giảng viên ngay lập tức nếu không hiểu điểm nào đó.

Một trong những môn học bắt buộc ở đại học “khó nuốt” đối với sinh viên chính là tư tưởng Hồ Chí Minh. Môn học này bắt buộc sinh viên phải ghi nhớ nhiều mốc thời gian, mốc sự kiện trong quá khứ. Nhưng nếu sinh viên chăm chỉ học cũng như chọn đúng cách học, môn tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ khá thú vị, bạn có thể vượt qua môn học này một cách dễ dàng.

Nếu như bạn thắc mắc lên đại học có phải học toán không thì toán xác suất sẽ là câu trả lời dành cho bạn. Tuy nhiên môn toán xác suất ở đại học không giống như toán ở cấp 3. Các chương trình trong môn này giúp sinh viên rèn luyện tư duy đúng đắn và mạch lạc. Bên cạnh đó, đây chỉ là môn học bắt buộc đối với những ngành kinh tế, điện, bách khoa, … Những ngành khối D chuyên về ngôn ngữ hay báo chính, viết lách sẽ không cần học môn học này.

Đối với sinh viên đại học chính quy, môn ngoại ngữ là môn học không thể thiếu. Hầu hết các trường đại học tại Việt Nam đều chọn tiếng anh là môn học ngoại ngữ bắt buộc. Tuy nhiên sinh viên vẫn có một số lựa chọn về môn ngoại ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Trung hay tiếng Nhật…

Học tốt môn tiếng anh ở đại học cũng giúp sinh viên ôn luyện kiến thức, thi đậu các loại văn bằng ngoại ngữ như toeic, ielts…

Bên cạnh những môn học thiên về lý thuyết, tính toán… sinh viên bắt buộc phải học môn thể dục để rèn luyện sức khoẻ, nâng cao năng lực của mình. Mỗi trường đại học sẽ có các học phần thể dục riêng, có thể kể đến như tập võ, bóng đá, cầu lông, bóng chuyền, thể dục nhịp điệu… Sinh viên có thể thoải mái đăng ký theo môn thể dục yêu thích, vừa để nâng cao thể chất vừa thư giãn sau chuỗi ngày “chạy” deadline mệt mỏi.

Xem thêm: Nên học đại học hay học nghề? Định hướng nghề nghiệp

Các môn học chuyên ngành ở đại học

Môn học chuyên ngành ở đại học là môn học bao gồm những kiến thức chuyên môn, kỹ năng cần thiết về ngành học cụ thể. Do đó, mỗi ngành nghề sẽ có những môn học chuyên ngành khác nhau.

Hiện nay, các trường đại học đều phải phân bổ chuyên ngành đào tạo riêng, trong đó mỗi chuyên ngành sẽ có lượng kiến thức cũng như môn học hay học phần khác nhau. Điểm chung của các môn chuyên ngành là lượng kiến thức sẽ lớn hơn và nặng hơn rất nhiều so với môn đại cương hay môn cơ sở.

Một số trường học sẽ thiết lập lịch học của sinh viên theo lộ trình cứng trong 4 năm đại học, tức là sinh viên không được đăng ký môn tự chọn hoặc đăng ký giờ học. Ngược lại, đa số trường đại học nước ta đều cho phép sinh viên đăng ký môn học chuyên ngành tự chọn theo sở thích và nhu cầu của bản thân. Vì vậy, môn học chuyên ngành của sinh viên có sự khác nhau.

Có thể hiểu rằng, nếu bạn là sinh viên ngành Marketing, môn chuyên ngành của bạn là nghiên cứu marketing, digital marketing hay marketing dịch vụ… Nhưng nếu bạn là sinh viên chuyên ngành dược thì môn học chuyên ngành là kinh tế dược, dược thực vật, bào chế thuốc…

Xem thêm: Cách lập bảng kế hoạch học tập cá nhân hoàn chỉnh