Sáng 15/4/2023, tại Trường Tiểu học Hành Tín Đông, Đoàn thiện nguyện của Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Ngãi và Kho bạc Nhà nước huyện Nghĩa Hành đã tổ chức chương trình thiện nguyện nâng bước em tới trường tặng quà cho học sinh Trường Tiểu học Hành Tín Đông.
Hệ thống đang kiểm tra truy cập của bạn.
Trình duyệt của bạn xẽ được chuyển sang trang đích trong vòng vài giây tới.
Vui lòng đợi trong giây lát!...
(Xây dựng) – Ngày 24/5, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh đã ký ban hành Đề án số 01/ĐA-UBND thành lập thị trấn Tân Long thuộc huyện Phụng Hiệp; thị trấn Đông Phú thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
Theo quy định hiện hành tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính; Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính, đánh giá tiêu chuẩn của thị trấn gồm 04 tiêu chuẩn:
Về quy mô dân số thị trấn là 8.000 người, thực tế thị trấn Tân Long năm 2022 là 13.038 người. Trong đó, dân số thường trú là 13.006 người, dân số tạm trú quy đổi là 32 người. Diện tích tự nhiên từ 14km2 trở lên, thực tế thị trấn Tân Long có diện tích hiện nay là 22,11km2. Xã Tân Long nằm ở phía Đông Bắc huyện Phụng Hiệp, có vị trí địa lý: Phía Đông giáp xã Đông Phước, huyện Châu Thành; phía Tây giáp xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp; phía Nam giáp xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp và phường Hiệp Lợi, thành phố Ngã Bảy; phía Bắc giáp xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp. Xã Tân Long là nơi giao nhau của 2 tuyến đường thủy (kênh Xáng Nàng Mau và kênh Mương Lộ - Xẻo Vông) và 2 tuyến đường bộ quan trọng (Quốc lộ 1 và Đường tỉnh 925B). Tiêu chuẩn về phân loại đô thị đã được công nhận là đô thị loại IV hoặc loại V, thực tế xã Tân Long đã được công nhận là đô thị loại V tại Quyết định số 1639/QĐ-UBND ngày 18/9/2020 của UBND tỉnh Hậu Giang. Tiêu chuẩn cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội: Cân đối thu đủ chi thực tế năm 2022, tổng thu ngân sách của xã Tân Long là 7,8 tỷ đồng, tổng chi 7,7 tỷ đồng (trong đó, chi thường xuyên là 6,1 tỷ đồng); cân đối thu chi ngân sách đảm bảo kết dư.
Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều trung bình 3 năm gần nhất theo quy định đạt bình quân chung của huyện. Thực tế năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo của xã Tân Long là 3,04%, năm 2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh, tỷ lệ hộ nghèo của xã tăng lên chiếm tỷ lệ 9,66%, năm 2022 đã giảm xuống còn 8,64%; trung bình ba năm gần nhất (2020 - 2022) là 7,11%, thấp hơn mức trung bình của huyện Phụng Hiệp ba năm gần nhất (2020 - 2022) là 7,86%. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp theo quy định đạt từ 65% trở lên. Thực tế, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp xã Tân Long năm 2022 đạt 66,19%.
Qua đánh giá các tiêu chuẩn về quy mô dân số, đất đai, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng, loại đô thị, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội xã Tân Long đến cuối năm 2022, đã hoàn toàn đáp ứng các quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 và Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15. Theo đó, sẽ thành lập thị trấn Tân Long, huyện Phụng Hiệp trên cơ sở nguyên trạng xã Tân Long gồm: 22,11 km2 diện tích tự nhiên, 13.038 nhân khẩu và 8 ấp dân cư bao gồm: Ấp Thạnh Lợi A1, ấp Thạnh Lợi A2, ấp Thạnh Lợi B, ấp Thạnh Lợi C, ấp Phụng Sơn, ấp Phụng Sơn A, ấp Phụng Sơn B, ấp Long Phụng.
Với nhiều lợi thế để phát triển một nền kinh tế toàn diện, trong những năm qua bên cạnh việc tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả đầu tư từ ngân sách Nhà nước, Đảng bộ và nhân dân xã Đông Phú luôn nêu cao tinh thần tự lực, tự cường phát huy các thế mạnh sẵn có, khơi dậy mọi nguồn lực để phát triển toàn diện về cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội, mạnh về an ninh - quốc phòng, đưa xã Đông Phú phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với quyết tâm xây dựng Đông Phú đủ tiêu chuẩn để thành lập thị trấn.
Hiện trạng xã Đông Phú có diện tích tự nhiên là 16,99km2. Quy mô dân số năm 2022 là 10.118 người. Đơn vị hành chính có 6 ấp, bao gồm: Phú Nhơn, Phú Hưng, Phú Thọ, Phú Lộc, Phú Hòa, Phú Lợi. Xã Đông Phú đã được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại V tại Quyết định số 1001/QĐ-UBND ngày 16/6/2023 của UBND tỉnh Hậu Giang. Địa giới hành chính: Phía Đông Bắc giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long; Phía Tây Bắc giáp quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ; Phía Tây Nam giáp xã Đông Thạnh và thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang; Phía Đông Nam giáp xã Phú Hữu và thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Phương án thành lập thị trấn Đông Phú, huyện Châu Thành, trên cơ sở nguyên trạng xã Đông Phú gồm: 16,99 km2 diện tích tự nhiên, 10.118 nhân khẩu và 6 ấp dân cư bao gồm: Ấp Phú Nhơn, ấp Phú Hưng, ấp Phú Thọ, ấp Phú Lộc, ấp Phú Hòa, ấp Phú Lợi.
Giải pháp chuyển đổi một số giấy tờ cơ bản của công dân sau khi thành lập thị trấn là: Các loại giấy tờ cần chuyển đổi gồm giấy tờ tùy thân, giấy tờ chứng minh nhân thân, quyền sở hữu, quyền sử dụng gồm những loại cơ bản như: Chứng minh nhân dân (thẻ căn cước công dân), hộ chiếu quốc gia, giấy tờ hộ tịch, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đăng ký kinh doanh và các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật. Để tạo điều kiện cho người dân thực hiện chuyển đổi các loại giấy tờ, tài liệu có liên quan, sau khi thành lập thị trấn, huyện sẽ chỉ đạo cơ quan công an và đơn vị có liên quan lập kế hoạch tiến hành thực hiện chuyển đổi giấy tờ cho người dân; phân công người phụ trách địa bàn, lịch làm việc với công dân theo từng ấp; trong đó ưu tiên thực hiện đối với những trường hợp người dân có nhu cầu chuyển đổi ngay, cấp bách. Đối với các loại giấy tờ còn lại, UBND huyện có thông báo, hướng dẫn để người dân nếu có nhu cầu chuyển đổi đến làm thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Theo đánh giá của Đề án: Thị trấn Tân Long sau khi thành lập sẽ phát huy được vai trò là trung tâm kinh tế - xã hội phía Đông Bắc huyện Phụng Hiệp với các chức năng dịch vụ, thương mại, tiểu thủ công nghiệp, đầu mối giao thông quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội tiểu vùng phía Đông Bắc huyện Phụng Hiệp. Do đó, nơi đây sẽ được ưu tiên tập trung phát triển các công trình hạ tầng đô thị và các khu chức năng đô thị ngày càng hoàn chỉnh, đồng bộ, nâng cao chất lượng, điều kiện cuộc sống đô thị cho nhân dân trong khu vực, đồng thời tạo môi trường thuận lợi để phát triển và tăng trưởng nhanh các ngành kinh tế phi nông nghiệp.
Việc thành lập thị trấn Tân Long thuộc huyện Phụng Hiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo cơ sở và động lực thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, phát huy được hết vai trò là trung tâm kinh tế - xã hội phía Đông Bắc huyện Phụng Hiệp với các chức năng dịch vụ, thương mại, tiểu thủ công nghiệp, đầu mối giao thông quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội tiểu vùng phía Đông Bắc huyện Phụng Hiệp. Việc thành lập thị trấn Tân Long tạo sự ổn định trong phát triển kinh tế - xã hội gắn với quy hoạch phát triển và quản lý, tăng khả năng thu hút đầu tư, tạo cơ hội việc làm cho lao động địa phương. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước của tỉnh, của huyện và các nguồn vốn đầu tư xã hội hóa cũng không ngừng tăng lên tạo điều kiện cho địa phương có điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội, từng bước thay đổi tích cực diện mạo mới cho khu vực.
Sau khi thị trấn Tân Long được thành lập sẽ tiếp tục thúc đẩy quá trình đô thị hóa và tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Từ đó tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân. Kinh tế - xã hội tiếp tục được phát triển giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nguồn thu ngân sách tăng tạo điều kiện đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị giúp nâng cao và gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, các giá trị truyền thống đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Đồng thời, việc trở thành công dân đô thị (thị trấn) đặt ra yêu cầu đòi hỏi người dân cần điều chỉnh nếp sống và sinh hoạt hiện nay theo hướng văn minh, tiến bộ hơn để phù hợp với một đô thị hiện đại, văn minh giàu bản sắc dân tộc.
Với vai trò là đô thị chuyên ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ trung tâm tiểu vùng phía Bắc của tỉnh Hậu Giang, việc thành lập thị trấn Đông Phú kết hợp với việc xây dựng, đẩy mạnh phát triển Khu công nghiệp sông Hậu, cụm công nghiệp Đông Phú sẽ khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tiểu vùng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả tỉnh Hậu Giang, huyện Châu Thành nói chung và của thị trấn nói riêng.
Cơ cấu kinh tế của thị trấn chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên, các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng thuận lợi hơn. Sau khi thành lập thị trấn Đông Phú, các cơ quan chức năng sẽ đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động đầu tư xây dựng và nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân theo quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt.
Với vị trí thuận lợi, cách thành phố Cần Thơ khoảng 12km, đồng thời nằm trên tuyến Quốc lộ 91B, đường tỉnh 38, đường huyện 35 và nhiều tuyến đường liên huyện, liên xã, thị trấn Đông Phú sau khi được thành lập sẽ là địa điểm thu hút hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước; đảm bảo cho kinh tế địa phương ngày càng phát triển đi lên, mặt khác sẽ góp phần giải quyết vấn đề về việc làm, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân. Xã Đông Phú đã được quy hoạch, đầu tư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ từ trước. Sau khi thành lập thị trấn Đông Phú sẽ tiếp tục ưu tiên đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc đồng bộ hoàn chỉnh, văn hóa - xã hội được bảo đảm.
Cơ sở văn hóa, y tế, giáo dục sẽ được đầu tư, nâng cấp, đáp ứng yêu cầu xây dựng thị trấn văn minh, từ đó tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa tinh thần và phúc lợi xã hội của người dân sẽ tốt hơn, hướng đến văn minh, tiến bộ, ý thức người dân được nâng cao, tạo chuyển biến về lối sống, nếp sống nông thôn sang đô thị. Tại các ấp của thị trấn sẽ tiếp tục đầu tư nâng cấp các địa điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng.
Các vấn đề xóa đói, giảm nghèo, y tế, giáo dục sau khi thành lập thị trấn sẽ đạt kết quả tốt hơn, các hoạt động văn hóa ngày càng đa dạng phong phú, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Sau khi thành lập thị trấn, cùng với sự phát triển về kinh tế của địa phương sẽ kéo theo sự phát triển về mọi mặt của lĩnh vực văn hóa xã hội, từ đó giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trên địa bàn. Nguồn thu ngân sách tăng tạo điều kiện đầu tư cơ sở vật chất, công trình văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao... giúp nâng cao và gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và các giá trị truyền thống, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân thị trấn.
Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh cho rằng: Sự phát triển kinh tế - xã hội, quá trình đô thị hóa đã có những tác động nhiều mặt đến xã Tân Long thuộc huyện Phụng Hiệp, xã Đông Phú thuộc huyện Châu Thành; việc tổ chức, quản lý, điều hành của chính quyền theo mô hình nông thôn như hiện nay không còn phù hợp, cần thiết phải thành lập thị trấn để đáp ứng yêu cầu phát triển và quản lý đô thị. Việc thành lập thị trấn Tân Long thuộc huyện Phụng Hiệp, thị trấn Đông Phú thuộc huyện Châu Thành là nhu cầu khách quan và phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hậu Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chương trình phát triển đô thị tỉnh và quy hoạch chung đô thị Tân Long, Đông Phú đã được phê duyệt. Thành lập thị trấn Tân Long thuộc huyện Phụng Hiệp, thị trấn Đông Phú thuộc huyện Châu Thành sẽ tạo điều kiện khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế của địa phương; sắp xếp hợp lý nguồn lao động, tạo ra động lực cho phát triển, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước, bảo đảm an ninh - quốc phòng, đáp ứng nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Phụng Hiệp, huyện Châu Thành nói chung và nhân dân xã Tân Long, xã Đông Phú nói riêng.
Đối với các định nghĩa khác, xem
Thắng là thị trấn huyện lỵ của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.
Thị trấn Thắng cách trung tâm Hà Nội khoảng 50 km, cách Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) 30 km, cách thành phố Bắc Giang 30 km, cách thành phố Bắc Ninh 30 km, cách thành phố Thái Nguyên 40 km, có vị trí địa lý:
Thị trấn Thắng có diện tích 11,34 km², dân số năm 2023 là 24.026 người,[3] mật độ dân số đạt 2.118 người/km².
Thị trấn Thắng được chia thành 16 tổ dân phố.
Trước năm 1949, thị trấn Thắng thuộc xã Đức Thắng nằm trong tổng Đức Thắng.[5]
Năm 1949, thành lập xã Hưng Đạo trên cơ sở xã Hùng Thắng; thôn Trung Sơn của xã Thái Sơn và xã Đức Thắng.[5]
Ngày 20 tháng 7 năm 1957, Bộ Nội vụ ban hành Nghị định số 483-NV/ND/TT[1] về việc:
Năm 1971, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định về việc:
Ngày 18 tháng 1 năm 2012, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 63/QĐ-BXD[2] về việc công nhận thị trấn Thắng mở rộng là đô thị loại IV.
Đến năm 2018, thị trấn Thắng có diện tích 1,21 km², dân số là 5.635 người, mật độ dân số đạt 4.657 người/km². Xã Đức Thắng có diện tích 10,14 km², dân số là 13.198 người, mật độ dân số đạt 1.302 người/km².
Ngày 11 tháng 7 năm 2019, HĐND tỉnh Bắc Giang ban hành Nghị quyết số 19/NQ-HĐND[7] về việc:
Ngày 21 tháng 11 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 813/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Bắc Giang (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020).[8] Theo đó, sáp nhập toàn bộ 10,14 km² diện tích tự nhiên và 13.198 người của xã Đức Thắng vào thị trấn Thắng.
Thị trấn Thắng có 11,35 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 18.833 người.
Thị trấn Thắng có nhiều địa danh lịch sử, gắn liền với truyền thống cách mạng anh hùng của huyện Hiệp Hòa tiêu biểu như Tượng đài truyền thống huyện Hiệp Hòa xây dựng từ năm 1970 đặt tại Ngã sáu quảng trường trung tâm thị trấn, ngoài ra còn có các di tích văn hóa như Lăng Dinh Hương, cây đa 700 năm tuổi.
Thị trấn Thắng là nơi đặt tất cả các cơ quan hành chính của huyện Hiệp Hòa như: UBND – HĐND huyện,...
Một số trường học trên địa bàn thị trấn:
Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ thể thao của thị trấn Thắng đang trong giai đoạn hoàn thiện và nâng cấp hiện đại đồng bộ.
Là đô thị có hệ thống giao thông vô cùng thuận lợi, Ngã 6 trung tâm Thị trấn là giao nơi giao cắt các tuyến giao thông quan trọng như quốc lộ 37, tỉnh lộ 288, 295, 296 các tuyến giao thông nội thị đang được nâng cấp hiện đại.
Với tốc độ đô thị hóa nhanh yêu cầu cải tạo nâng cấp giao thông là cấp bách nên thời gian qua Thị trấn đã tập trung nâng cấp nhiều tuyến đường nội thị quan trọng như: Tràng Than – Trạm nước sạch, Ngã 4 Bệnh viện, Thắng – Gầm, Thắng – Đông Xuyên, Thắng – Cao Thượng
Trong thời gian tới dự kiến đường từ Thắng tới Khu Công nghiệp Yên Bình (Thái Nguyên) sẽ được cải tạo và xây cầu nối huyện Hiệp Hòa và thành phố Phổ Yên để thúc đẩy giao lưu kinh tế