Hiện nay, các doanh nghiệp đều có thể dễ dàng tra cứu thông tin thuế của mình đối với Nhà nước. Trong bài viết dưới đây, Phần mềm kế toán EasyBooks hướng dẫn cách tra cứu nợ thuế doanh nghiệp để các doanh nghiệp có thể chủ động làm việc với cơ quan thuế.
Khi nào đăng công khai nợ thuế doanh nghiệp?
Tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định về doanh nghiệp bị cơ quan quản lý thuế công khai nợ thuế doanh nghiệp khi thuộc một trong 9 trường hợp sau:
(1) Trốn thuế, tiếp tay cho hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, vi phạm pháp luật về thuế rồi bỏ trốn khỏi trụ sở kinh doanh; phát hành, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
(2) Không nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.
(3) Ngừng hoạt động, chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế, không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
(4) Các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ thuế của tổ chức, cá nhân khác.
(5) Không thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật như: Từ chối không cung cấp thông tin tài liệu cho cơ quan quản lý thuế, không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra và các yêu cầu khác của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
(6) Chống, ngăn cản công chức thuế, công chức hải quan thi hành công vụ.
(7) Quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước hoặc hết thời hạn chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế mà người nộp thuế hoặc người bảo lãnh không tự nguyện chấp hành.
(8) Cá nhân, tổ chức không chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế mà có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
(9) Các thông tin khác được công khai theo quy định của pháp luật.
Tra cứu nợ thuế doanh nghiệp ở đâu? Khi nào đăng công khai nợ thuế doanh nghiệp? (Hình từ Internet)
Tra cứu nợ thuế doanh nghiệp ở đâu?
Nợ thuế doanh nghiệp là tình trạng doanh nghiệp chưa nộp đủ số tiền thuế và các khoản thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi hết hạn nộp theo quy định. Nói cách khác, đây là khoản tiền mà doanh nghiệp còn thiếu so với số tiền thuế mà họ phải nộp.
*Dưới đây là hai cách doanh nghiệp có thể tham khảo thực hiện để tra cứu nợ thuế doanh nghiệp:
1. Truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế:
Bước 1: Truy cập vào trang web chính thức của Tổng cục Thuế Việt Nam.
Bước 2: Tìm kiếm mục "Tra cứu thông tin nợ thuế" hoặc "Tra cứu thuế". Mục này thường được đặt ở vị trí dễ thấy trên trang chủ hoặc trong menu chính.
Bước 3: Nhập mã số thuế của doanh nghiệp mà bạn muốn tra cứu vào ô tương ứng. Mã số thuế là một dãy số duy nhất, được cấp cho mỗi doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh.
Bước 4: Nhấp vào nút "Tra cứu" hoặc "Tìm kiếm".
2. Liên hệ trực tiếp với Văn phòng Thuế:
Bước 1: Xác định Văn phòng Thuế nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.
Bước 2: Đến trực tiếp Văn phòng Thuế và yêu cầu được hỗ trợ tra cứu thông tin nợ thuế.
Bước 3: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết như:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Các giấy tờ liên quan khác (nếu có)
Lưu ý: thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Cách xử lý nếu doanh nghiệp bị cưỡng chế nợ thuế
Theo Công văn 1695/TCT-QLN được Tổng cục thuế ban hành ngày 22/04/2016, một số doanh nghiệp khi bị cưỡng chế vần có thể được sử dụng hóa đơn lẻ để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể như sau:
Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu về “Tra Cứu Nợ Thuế Doanh Nghiệp“. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.
Hướng dẫn: Lập chứng từ nhập kho cho hộ kinh doanh theo Thông Tư 88
Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán
Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks
Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS
Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Doanh nghiệp có thể thực hiện tra cứu nợ thuế ở đâu? Thông tin về người nộp thuế được công khai trong những trường hợp nào?
Thông tin về người nộp thuế được công khai trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 29 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, cơ quan quản lý thuế công khai thông tin về người nộp thuế trong các trường hợp sau:
(i) Trốn thuế, tiếp tay cho hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, vi phạm pháp luật về thuế rồi bỏ trốn khỏi trụ sở kinh doanh; phát hành, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
(ii) Không nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.
(iii) Ngừng hoạt động, chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế, không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
(iv) Các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ thuế của tổ chức, cá nhân khác.
(v) Không thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật như: Từ chối không cung cấp thông tin tài liệu cho cơ quan quản lý thuế, không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra và các yêu cầu khác của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
(vi) Chống, ngăn cản công chức thuế, công chức hải quan thi hành công vụ.
(vii) Quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước hoặc hết thời hạn chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế mà người nộp thuế hoặc người bảo lãnh không tự nguyện chấp hành.
(viii) Cá nhân, tổ chức không chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế mà có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
(ix) Các thông tin khác được công khai theo quy định của pháp luật.
Thông tin gì của người nộp thuế sẽ được công khai khi nợ thuế?
Tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định nội dung và hình thức công khai nợ thuế như sau:
Như vậy, khi người nộp thuế thuộc đối tượng bị công khai nợ thuế thì cơ quan quản lý thuế sẽ công khai các thông tin sau:
Bên cạnh đó, còn tùy trường hợp cụ thể khác nhau nên cơ quan quản lý thế sẽ công khai các chi tiết liên quan khác.
Tra cứu nợ thuế doanh nghiệp
Để có thể tra cứu nợ thuế doanh nghiệp trên Thuế điện tử bạn cần làm theo đầy đủ các bước sau:
Bước 1: Đăng nhập vào trang thông tin điện tử của Cơ quan thuế: https://thuedientu.gdt.gov.vn.
Chọn phần DOANH NGHIỆP ở phía phải màn hình, sau đó chọn phần Đăng nhập.
Bước 2: Bạn đăng nhập với thông tin thuế và mật khẩu của doanh nghiệp. Lưu ý Tên đăng nhập ở đây chính là mã số thuế của doanh nghiệp và bắt buộc thêm hậu tố -pl ở phía sau, còn mật khẩu là mật khẩu bạn được cấp để đăng nhập hệ thống.
Bước 3: bạn tiếp tục chọn Tra cứu rồi chọn Số thuế còn phải nộp.
Bước 4: Tiến đến chọn kỳ tính, loại thuế và nhấn tra cứu. Tại ô Kỳ tính thuế bạn chọn tháng và năm muốn tra cứu thuế. Nếu bạn muốn tra cứu hết tất cả các thuế của doanh nghiệp còn đang nợ thì tại ô Loại thuế, bạn hãy để mặc định là Tất cả. Tuy nhiên, danh sách thuế này khá dài. Để xem chi tiết từng loại, bạn hãy chọn mũi tên xổ xuống để chọn xem các loại thuế khác như:
Sau khi chọn xong một trong những loại thuế trên bạn nhấn Tra cứu để truy xuất dữ liệu. Kết quả trả về sẽ như hình dưới.
Lưu ý ở cột nội dung kinh tế, bạn nên nắm ý nghĩa của một số mã sau để tiện tra cứu hơn:
4931: Tiền lãi phát sinh do nộp chậm tiền thuế GTGT (nếu có).
1052: Tiền thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp.
4918: Tiền lãi phát sinh do nộp chậm tiền thuế TNDN (nếu có).
2863: Tiền thuế Môn bài phải nộp.
4944: Tiền lãi phát sinh do nộp chậm tiền thuế Môn bài (nếu có).
Một vài lưu ý quan trọng nên nắm khi tra cứu nợ thuế doanh nghiệp đó là để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, bạn cần nộp cả tiền thuế và tiền lãi phát sinh (nếu có). Nếu thông tin hiển thị Chưa khóa sổ đồng nghĩa chưa đến hạn nộp các loại báo cáo và thuế của kỳ đó. Do đó, số liệu chưa được cập nhật đầy đủ và chính xác nhất.