Thứ Tư 12/06/2019 15:57 GMT+07:00

Nghi ngờ có các hội, nhóm đầu tư cố tình "thổi giá đất" qua các phiên đấu giá?

Khi kết quả trúng đấu giá đất nhiều địa phương tăng sốc, Bộ Xây dựng cũng không khỏi nghi ngờ nhiều phiên đấu giá đất này bị một số cá nhân, tổ chức "thổi giá", thao túng thị trường.

Bộ Xây dựng cũng chỉ ra, tại một số địa phương có hiện tượng giá trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm. Việc quản lý, thực hiện đấu giá đất chưa tốt, có hiện tượng nhà đầu tư thành lập hội, nhóm tham gia đấu giá, trả giá đất cao gấp nhiều lần rồi bỏ cọc nhằm thiết lập mặt bằng giá ảo.

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam đồng tình với nhận định của Bộ Xây dựng và cho rằng việc đất nền ngoại thành Hà Nội nóng có thể là do các hội nhóm đầu tư cố tình "thổi" giá đất để tạo mặt bằng giá mới tại các khu vực xung quanh dự án khiến sản phẩm dự án mình nâng giá, tạo tâm lý "hàng hiếm" và thoát hàng.

Theo ông Đính, dù giá rao bán bất động sản tăng nhưng quan trọng là có giao dịch thật hay không. Số liệu này, Văn phòng đăng ký đất đai các địa phương nắm rất rõ. Các nhà đầu tư, người có nhu cầu sử dụng bất động sản thật cần tỉnh táo, cân nhắc kỹ để tránh bước vào vòng xoáy "ngáo giá" trên thị trường hiện nay.

Không chỉ đất nền rao bán với giá "ngáo" mà tại phân khúc biệt thự, liền kề cũng được đẩy lên theo xu hướng "nước nổi thì thuyền nổi".

Hiệu ứng từ những phiên đấu giá đất này, nhất là tại huyện Thanh Oai và huyện Hoài Đức... đã tác động mạnh đến tâm lý cả người đang sở hữu người muốn bán và bên muốn mua bất động sản.

Nhiều chủ sở hữu nhà biệt thự, liền kề ngoại thành Hà Nội lo "mất hàng" nên tranh thủ tăng giá bán để tối ưu lợi nhuận. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, không ít người muốn mua bất động sản hạng sang này lại chần chừ vì sợ dính chiêu "ngáo giá" của tâm lý FOMO đang phổ biến trên thị trường.

TPO - Hệ số điều chỉnh giá đất năm 2024 tại 5 khu vực của Hà Nội được điều chỉnh tăng so với năm 2023, trung bình tại các quận tăng khoảng gần 17% và tại các huyện khoảng 22%.

Tại kỳ họp thứ 14, HĐND TP.Hà Nội khóa XVI, các đại biểu đã biểu quyết thông qua hệ số điều chỉnh giá đất năm 2024 đối với các trường hợp áp dụng hệ số theo quy định của pháp luật.

Theo đó, hệ số điều chỉnh giá đất năm 2024 làm căn cứ thu tiền sử dụng đất khi giao đất không thông qua đấu giá; thu tiền sử dụng đất khi tổ chức được công nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất; thu tiền sử dụng đất khi bán lại nhà ở xã hội; xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất ở trên địa bàn Hà Nội áp dụng tại 5 khu vực được điều chỉnh tăng so với năm 2023, trung bình tại các quận tăng khoảng gần 17% và tại các huyện khoảng 22%.

Với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp điều chỉnh tăng trung bình tại các quận khoảng 4,17% và tại các huyện khoảng 4,74%. Đối với đất thương mại dịch vụ điều chỉnh tăng trung bình tại các quận khoảng 3,56% và tại các huyện khoảng 4,45%.

Với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản để sản xuất nông nghiệp, hệ số điều chỉnh giá đất K = 1,0 cho toàn địa bàn thành phố.

Hệ số điều chỉnh giá đất làm cơ sở thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với diện tích đất ở vượt hạn mức tăng trung bình tại các quận, huyện là 15%.

Giá rao bán đất nền tại Hoài Đức "đua" nhau nâng hạng sau đấu giá

Theo khảo sát của Dân Việt, đất nền tại khu vực xã Tiền Yên (nơi chuẩn bị tái đấu giá) hiện đang rao bán trong khoảng 60 - 92 triệu đồng/m2. Mức giá này tăng hơn 113% trong vòng 1 năm. Nhìn lại 6 tháng đầu năm 2024, giá rao bán đất nền tại đây chỉ dao động trong phạm vi từ 25 - 45 triệu đồng/m2.

Theo số liệu của batdongsan.com nhiều khu vực trong huyện Hoài Đức phần lớn đều có giá rao bán tăng hơn 50% trong vòng 1 năm qua. Đơn cử, xã Yên Sở đang rao bán những lô đất khoảng 61 triệu đồng/m2, tăng gấp đôi so với hồi đầu năm. Hay tại xã Đức Thượng đang rao bán ở mức 71 triệu đồng/m2, tăng hơn 70%...

Giá rao bán đất nền tại các xã trong huyện Hoài Đức sau những phiên đấu giá đất. Ảnh chụp màn hình

Tuy giá rao bán ở những khu vực này đều có biến động tăng nhưng nhiều môi giới cho hay, số lượng giao dịch thực tế thấp, thanh khoản èo uột do nhà đầu tư đang duy trì tâm lý thận trọng, muốn quan sát và nắm bắt thêm tình hình thị trường. Đặc biệt, người có nhu cầu ở thật, đầu tư cũng đã tỉnh táo hơn khi suy xét về giá trị của những thửa đất được rao bán có gì mà giá tăng bất thường đến vậy?

Chị Phan Lan Ngọc, 39 tuổi, một nhà đầu tư đất ngoại thành Hà Nội chia sẻ, đang khốn khổ vì kẹp hàng khi mua gần 10 thửa đất ở các vị trí khác nhau thuộc một số huyện Hoài Đức, Thanh Trì, Thanh Oai... Từ đầu tháng 9, để thu xếp tài chính, chị Lan Ngọc rao bán hòa 3 thửa đất ở huyện Hoài Đức nhưng đến nay vẫn ế. Đáng nói là, ngày nào cũng có người gọi điện trả giá, hay môi giới liên hệ dẫn khách xem rồi sau đó mất tăm.

"Tôi cảm giác như có bàn hay vô hình nào đó đang cố tình dùng lực lượng môi giới, hoặc đội ngũ chỉ ăn xong ngồi gọi điện hỏi giá đất khắp nơi, nhằm tạo cầu ảo. Chứ khi mình bán đất thật thì ế chỏng chơ", chị Lan Ngọc nói.

Trở lại với phiên đấu giá đất xứ đồng Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức hôm 19/8, trong 13 khách hàng (trúng đấu giá 19 thửa đất) hiện đã có 6 khách (trúng đấu giá 11 thửa đất) nộp đầy đủ tiền sử dụng đất theo quy định. Trong số những khách hàng đã nộp, có cả người trúng thửa đất với mức giá cao nhất 133,3 triệu đồng/m2.

Điều đáng nói, với 2 khách trúng đấu giá nhiều thửa đất nhất, đó là ông Nguyễn Văn X. trúng 4 thửa đất và ông Trần Văn A. trúng 3 thửa đất đều đã nộp đủ tiền. 7 khách còn lại cũng cam kết sẽ hoàn thành nghĩa vụ tài chính trước ngày 27/11/2024 (hạn chót theo quy định).

Xung quanh khu đấu giá đất tại xã Tiền Yên chủ yếu là ruộng đồng, ao hồ, hạ tầng thô sơ. Ảnh: Phạm Hưng